Vòng quanh Thế giới

Vụ xả súng CLB đồng tính: Lá cờ lục sắc vẫn bay, kể cả có vài lỗ thủng bởi súng đạn

Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ

Cho tới hôm nay, 1 ngày sau thảm kịch tại hộp đêm Pulse, người ta đọc thấy một tờ báo ở Thổ Nhĩ Kỳ giật title: "50 kẻ biến thái bị giết trong bar".

Mới ngày hôm trước, báo đài vừa đưa tin tại Orlando xảy ra một vụ nổ súng trong concert. Nạn nhân là Christina Grimmie, nữ ca sĩ trẻ 22 tuổi. Thế mà ngày hôm qua, Orlando lại phải đón nhận thêm một vụ việc đau lòng khác cũng về súng đạn. Hộp đêm dành cho người đồng tính nam có tên Pulse, cũng ở Orlando, vừa bị xả súng. 

50 người chết, 53 nguời bị thương, lại thêm một đêm kinh hoàng cho toàn dân nước Mỹ. 

Nước mắt lại chảy, những ngọn nến lại thắp lên cầu chúc cho người ra đi, những tiếng nguyện cầu lại văng vẳng trên từng nóc nhà, từng góc phố, cố sức níu giữ lấy tính mạng của những người đang cơn nguy kịch.

Bar dành cho người đồng tính tại Orlando vừa bị xả súng.Bar dành cho người đồng tính tại Orlando vừa bị xả súng.

Bar dành cho người đồng tính tại Orlando vừa bị xả súng.Bar dành cho người đồng tính tại Orlando vừa bị xả súng.

Nước Mỹ đang ở trong tháng 6 - là “Pride month”, là tháng tự hào của cộng đồng LGBT, là tháng mà những lá cờ cầu vồng lục sắc sẽ tung bay trên từng đoạn diễu hành, cuối cùng lại nhuốm màu máu đỏ.

Pulse là hộp đêm tập trung nhiều người đồng tính nam tới chơi nhất ở thành phố Orlando. Và hung thủ được xác định là Omar Saddiqui Mateen, 29 tuổi, gốc Afghanistan sống tại bang Florida, gây ra cuộc xả súng đẫm máu kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ với động cơ kỳ thị người đồng tính

“Con trai tôi giận dữ khi nhìn thấy hai người đàn ông hôn nhau”, Lời giãi bày của người cha hung thủ, khiến cả thế giới bàng hoàng. 

Mới chỉ cách đây gần 1 năm, tháng 7/2015, nước Mỹ vừa hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính. Nhưng có lẽ chừng đó tháng ngày hoặc thậm chí nhiều thời gian hơn nữa, cũng chưa thể đủ để thay đổi tư tưởng kỳ thị cực đoan của những kẻ như Omar. Thảm kịch xảy ra như một vết thương đau đớn khiến chúng ta nhận ra rằng, cuộc chiến đấu để giành lấy bình đẳng cho cộng đồng LGBT còn nhiều chông gai lắm.

Nước Mỹ vẫn tồn tại nhiều định kiến cho cộng đồng LGBT.

Nước Mỹ vẫn tồn tại nhiều định kiến cho cộng đồng LGBT.

Vài tiếng sau khi thảm kịch Pulse xảy ra, khi người ta vẫn đang hô hào kêu gọi hiến máu để cứu trợ các nạn nhân thì một cộng đồng khác, dù muốn, vẫn phải trơ mắt đứng nhìn. Đó là cộng đồng người đồng tính, sau sự kiện khủng hoảng AIDS năm 1980. 

Trước đó theo các số liệu y tế, khoảng 80% số người nhiễm căn bệnh thế kỷ trong cuộc khủng hoảng năm những năm 1980 có quan hệ đồng tính nam. Vì vậy, họ quyết định không cho phép người đồng tính nam hiến máu để hạn chế tối đa việc lây lan virus. 

Nhưng chỉ mới cuối năm 2015 thôi, cơ quan FDA của Mỹ đã khẳng định quyết định không cho người đồng tính hiến máu là không cần thiết và tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm hiến máu suốt đời sau 30 năm. Vậy mà cho đến sự kiện Pulse, người đồng tính vẫn bị từ chối khi muốn tham gia hiến máu. Cần phải nói thêm rằng, đạo luật cấm người đồng tính nam hiến máu này đã được bãi bỏ tại nhiều nước.

“Yêu là để đẻ, yêu là để nhân giống”, đó là luận điểm về cái gọi là “tình yêu đích thực” của những người vẫn đang cố gắng chống lại tình yêu đồng tính. Họ đâu mảy may quan tâm rằng, con người có quyền tự do yêu đương, mà đã tự do thì họ muốn yêu ai là quyền của họ. 

Cho tới ngày hôm nay, gia đình của những nạn nhân cùng dư luận thế giới sẽ cảm thấy thế nào khi đọc được tiêu đề bài viết thế này trên một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ: “50 kẻ biến thái bị giết trong bar”. 

Hoá ra, sự kì thị vẫn bủa vây ở rất nhiều nơi, cả bên trong và bên ngoài nước Mỹ. 

Lá cờ lục sắc LGBT vẫn chưa thể tự do tung bay...

Lá cờ lục sắc LGBT vẫn chưa thể tự do tung bay…

Trong báo cáo năm 2015 về số liệu những vụ tấn công mang mục đích thù ghét tại Mỹ thì có tới20.8% là nhằm vào xu hướng tính dục. Trong con số 20.8% ấy lại có 61% là nhằm vào cộng đồng gay. Bởi vì những thủ phạm quan niệm rằng, đàn ông sinh ra là phải mạnh mẽ, và chỉ đàn bà mới có quyền yêu đàn ông. Khi đàn ông yêu đàn ông, người ta cho rằng đó là phản tự nhiên, phản nguyên tắc sinh sản và phản lại các giá trị mà người ta gắn ghép cho đàn ông.

Như tháng 12/2013, Musab Masari đã đổ xăng châm lửa cầu thang của một quán bar dành cho gay đã có tuổi đời hàng thập kỷ tại thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ. Lúc ấy tại bar có khoảng 750 người đang tưng bừng tổ chức tiệc mừng Năm Mới. Rất may mắn là không có ai bị thương cả. Lý do cho hành động của Masari là bởi “những con người ở đấy đang làm điều sai trái”. Sau đó gã này bị bắt và tuyên án 10 năm tù giam vì tội danh phá hoại của công, chứ không phải là cố ý giết người.

Ngày 17/05/2013, Mark Cason, một người đồng tính nam 32 tuổi đã bị bắn chết ở đường Greenwich Village, thành phố New York, Mỹ. Anh cùng một người bạn của mình bị lừa tới một con hẻm, sau đó bị Elliot Morales sát hại chỉ vì hắn cho rằng Mark đang “cố ra vẻ đàn ông khi bản thân chẳng phải đàn ông”.

Người dân đặt nến và hoa tưởng niệm tại nơi Mark Cason bị sát hại.

Người dân đặt nến và hoa tưởng niệm tại nơi Mark Cason bị sát hại.

Năm 2014, số liệu được công bố cho thấy có đến 594 người thuộc cộng đồng LGBT bị giết chết trên toàn khu vực châu Mỹ. Trong con số này, thậm chí có cả một cậu bé 8 tuổi người Brazil bị chính cha đẻ của mình giết chết, cũng chỉ vì ông ta không thể chấp nhận được con trai mình là người đồng tính. Đến cả gia đình, nơi chúng ta nghĩ rằng sẽ luôn dang tay đón nhận mình bất kể mình là ai, lại không hề như vậy với người đồng tính.

Hoặc như ở Nga, nơi mà đồng tính vẫn luôn bị coi là một điều gì đó rất khó chấp nhận thì cuộc sống của cộng đồng LGBT lại trở nên khó khăn hơn vạn lần. Nga chưa thể chấp nhận được xu hướng tính dục nào khác với tình yêu dị tính thông thường.

Năm 2014, 3 gã đàn ông đã bị bắt giữ sau khi đâm liên tiếp rồi thiêu sống một người đàn ông 29 tuổi mà chúng cho là “có dấu hiệu đồng tính”. Ba con ác quỷ sau đó bị buộc tội giết người, chứ không phải tội ác vì thù ghét.

Năm 2013, một người đàn ông ở thành phố Volvograd đã được phát hiện đã chết trong tình trạng khoả thân, sọ bị đá đập vỡ và bị hiếp dâm bằng 3 chai bia. Cơ quan điều tra nhanh chóng phát hiện được hai kẻ khả nghi có liên quan đến vụ việc, và 2 gã này đã đi uống với nạn nhân trong ngày hôm đó nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Chúng khai rằng khi nạn nhân “come out” rằng anh ta là gay với chúng, chúng bắt đầu đâm nạn nhân rồi thực hiện những trò ghê tởm sau đó.

Chặng đường giành lại sự tự do bình đẳng của cộng đồng LGBT vẫn còn dài lắm.

Chặng đường giành lại sự tự do bình đẳng của cộng đồng LGBT vẫn còn dài lắm.

Nhưng chưa đến 1 ngày sau khi cuộc xả súng đẫm máu xảy ra, cộng đồng LGBT trên toàn nước Mỹ vẫn xuống đường tổ chức diễu hành, với nỗ lực truyền đi thông điệp, rằng tình yêu luôn có sức mạnh tối thượng và không thể dễ dàng bị khuất phục chỉ bởi súng đạn và những lời thù ghét.

Cộng đồng người đồng tính vẫn tổ chức diễu hành và truyền thông điệp đến mọi người.

Cộng đồng người đồng tính vẫn tổ chức diễu hành và truyền thông điệp đến mọi người.

Như tổng thống Obama đã khẳng định thế này khi nói về thảm kịch xả súng tại Orlando: “Không có hành động thù hằn hay khủng bố nào có thể thay đổi chúng ta hay các giá trị tạo nên nước Mỹ”.

Lá cờ lục sắc sẽ vẫn bay, kể cả có mang trên đó vài lỗ thủng của súng đạn. 

Chia sẻ

Bài viết

Theo Trí Thức Trẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất