Vách đá có hơn 5.000 vết chân khủng long cổ đại

Chia sẻ

Cal Orcko ở Bolivia là nơi có lượng dấu chân hóa thạch của khủng long nhiều và đa dạng nhất, có từ kỷ Phấn Trắng. Nơi này thu hút nhiều du khách tới tham quan.

Nằm ở ngoại ô thành phố Sucre, Bolivia, mỏ đá của một nhà máy xi măng có một vách dựng đứng đầy dấu chân khủng long, lộ ra trong quá trình mở rộng mỏ. Khu vực này có tên Cal Orcko (hoặc Cal Orko) và là khu vực tập trung nhiều dấu chân khủng long nhất thế giới. Ảnh: Hanumann/Flickr.

Nằm ở ngoại ô thành phố Sucre, Bolivia, mỏ đá của một nhà máy xi măng có một vách dựng đứng đầy dấu chân khủng long, lộ ra trong quá trình mở rộng mỏ. Khu vực này có tên Cal Orcko (hoặc Cal Orko) và là khu vực tập trung nhiều dấu chân khủng long nhất thế giới. Ảnh: Hanumann/Flickr.

 
Vạt đá vôi này có kích cỡ khổng lồ: dài 1,2 km, cao 80 m, với hơn 5.000 dấu chân hóa thạch, 462 đường tách biệt, hình thành vào nửa cuối kỷ Phấn Trắng. Nơi này từng nằm trên bờ một hồ nước, thu hút nhiều khủng long ăn cỏ và ăn thịt. Ảnh: Gerardo Diego Ontiveros/Flickr.

Vạt đá vôi này có kích cỡ khổng lồ: dài 1,2 km, cao 80 m, với hơn 5.000 dấu chân hóa thạch, 462 đường tách biệt, hình thành vào nửa cuối kỷ Phấn Trắng. Nơi này từng nằm trên bờ một hồ nước, thu hút nhiều khủng long ăn cỏ và ăn thịt. Ảnh: Gerardo Diego Ontiveros/Flickr.

 
Chân của những con vật này lún sâu xuống bờ đất mềm trong thời tiết nóng ẩm, để lại dấu chân cứng lại sau nhiều thập kỷ hạn hán. Sau đó, trời mưa trở lại chôn vùi các dấu chân này dưới bùn và phù sa. Chu trình này lặp đi lặp lại 7 lần, lưu giữ nhiều lớp dấu chân. Các hoạt động kiến tạo địa chất đẩy nền đất phẳng lên cao, tạo ra góc nhìn tuyệt vời như ngày nay. Ảnh: Jerry Daykin.

Chân của những con vật này lún sâu xuống bờ đất mềm trong thời tiết nóng ẩm, để lại dấu chân cứng lại sau nhiều thập kỷ hạn hán. Sau đó, trời mưa trở lại chôn vùi các dấu chân này dưới bùn và phù sa. Chu trình này lặp đi lặp lại 7 lần, lưu giữ nhiều lớp dấu chân. Các hoạt động kiến tạo địa chất đẩy nền đất phẳng lên cao, tạo ra góc nhìn tuyệt vời như ngày nay. Ảnh: Jerry Daykin.

 
Các hóa thạch này được các thợ mỏ phát hiện ở Cal Orcko vào năm 1985. Tuy nhiên, đến khoảng 1994-1998, tầm quan trọng của khu vực này mới được khẳng định, khi một đội nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Christian Meyer tiến hành khảo sát vách đá và xác định nền đất. Ảnh: Bencito the Traveller/Flickr.

Các hóa thạch này được các thợ mỏ phát hiện ở Cal Orcko vào năm 1985. Tuy nhiên, đến khoảng 1994-1998, tầm quan trọng của khu vực này mới được khẳng định, khi một đội nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học Christian Meyer tiến hành khảo sát vách đá và xác định nền đất. Ảnh: Bencito the Traveller/Flickr.

 
Theo Christian Meyer, khám phá này có đóng góp to lớn cho nhân loại và khoa học, tiết lộ những dữ liệu vô tiền khoáng hậu và “ghi lại sự đa dạng cao độ của khủng long tốt hơn bất cứ nơi nào trên thế giới”. Nghiên cứu các hóa thạch này cho chúng ta thông tin về hành vi xã hội của khủng long. Đường dấu chân đặc biệt nhất dài 347 m thuộc về một chú Tyrannosaurus Rex con có biệt danh “Johnny Walker”. Ảnh: Vincentraal/Flickr.

Theo Christian Meyer, khám phá này có đóng góp to lớn cho nhân loại và khoa học, tiết lộ những dữ liệu vô tiền khoáng hậu và “ghi lại sự đa dạng cao độ của khủng long tốt hơn bất cứ nơi nào trên thế giới”. Nghiên cứu các hóa thạch này cho chúng ta thông tin về hành vi xã hội của khủng long. Đường dấu chân đặc biệt nhất dài 347 m thuộc về một chú Tyrannosaurus Rex con có biệt danh Johnny Walker. Ảnh: Vincentraal/Flickr.

 
Năm 2006, công viên Cretaceous mở cửa với mô hình những loài khủng long đã để lại dấu chân trên vách đá, một bảo tàng và một đài quan sát cách mặt đá 150 m. Nơi này thu hút hơn 120.000 du khách mỗi năm, trong khi công ty xi măng gần đó tiếp tục khai thác đá vôi từ một mỏ địa phương. Các chuyên gia cho biết Cal Orcko có thể còn nhiều vết chân quý giá chưa được khai quật. Ảnh: Ryan Greenberg/Flickr.

Năm 2006, công viên Cretaceous mở cửa với mô hình những loài khủng long đã để lại dấu chân trên vách đá, một bảo tàng và một đài quan sát cách mặt đá 150 m. Nơi này thu hút hơn 120.000 du khách mỗi năm. Các chuyên gia cho biết Cal Orcko có thể còn nhiều vết chân quý giá chưa được khai quật. Ảnh: Ryan Greenberg/Flickr.

 
Chia sẻ
Tin mới nhất