Sắc màu Cuộc Sống

Tin mới vụ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thu chênh 700 triệu đồng/ngày

Theo Tiền Phong
Chia sẻ

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, đang giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập báo cáo để bộ có phương án xử lý. Còn lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, với mức thu như trên, tuyến đường sẽ phải điều chỉnh lại thời gian thu phí.

tin-moi-vu-cao-toc-phap-van---cau-gie-thu-chenh-700-trieu-dongngay-29-133540

Không chỉ xử lý hành vi báo cáo gian dối, dư luận cho rằng cần phải “hồi tố” doanh thu của nhà đầu tư dự án gần 1 năm qua. (Ảnh: Anh Trọng)

Công an vào cuộc sẽ được cung cấp tài liệu

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau 10 ngày kiểm tra, giám sát công tác thu phí trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Tổng cục đã hoàn thành biên bản báo cáo lãnh đạo bộ. Về số liệu kiểm tra thực thu trung bình 1,9 tỷ đồng/ngày, trong khi nhà đầu tư chỉ báo cáo 1,2 tỷ đồng/ngày, ông Huyện cho biết, nhà đầu tư (Cty BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ) báo cáo có trung thực hay không pháp luật sẽ làm rõ. “Theo thẩm quyền, Tổng cục chỉ kiểm tra, giám sát và đưa ra con số thực tế như vậy. Trường hợp cơ quan công an hoặc Thanh tra Chính phủ vào làm rõ những vấn đề dư luận đang băn khoăn, Tổng cục sẵn sàng cung cấp các tài liệu liên quan theo quy định”, ông Huyện nói.

Về kết quả giám sát thu phí 10 ngày của Tổng cục Đường bộ, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1 - liên danh nhà đầu tư từng “tố” nhà đầu tư dự án không công khai, minh bạch) cho biết, kết quả doanh thu trên phản ánh đúng thực tế lưu lượng xe trên tuyến. Việc Tổng cục Đường bộ triển khai đoàn kiểm tra, giám sát như vậy là cần thiết, giúp làm rõ vấn đề. Lãnh đạo Cienco1 cho rằng, để cơ quan nhà nước không thất thu thuế, doanh thu trên tuyến phải được thể hiện con số thực, cùng với đó những sai phạm, gian dối trong báo cáo doanh thu phải được làm rõ, xử lý nghiêm. “Với lưu lượng xe mà chúng tôi khảo sát, đo đếm được, doanh thu gần một năm qua trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ không thể chỉ có trung bình 35 tỷ đồng/tháng (khoảng 1,2 tỷ đồng/ngày). Thực tế số thu khi chúng tôi khảo sát phương tiện có được là khoảng 60 tỷ đồng/tháng - xấp xỉ 2 tỷ đồng/ngày”, lãnh đạo Cienco1 khẳng định.

Gian dối thì không cần phải một năm

Theo hợp đồng BOT giữa Cty BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ ký với Bộ GTVT, phương án doanh thu trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trong các tháng của năm 2016 là 37 tỷ đồng/tháng, trung bình 1,2 tỷ/ngày. So với con số 1,9 tỷ đồng mà Tổng cục Đường bộ vừa đưa ra, doanh thu trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ hiện đang vượt 36% so với phương án tài chính nhà đầu tư đưa ra. Hợp đồng BOT cũng quy định, nếu lưu lượng xe trên tuyến tăng từ 5% trở lên so với phương án tài chính thì cơ quan quản lý phải điều chỉnh lại thời gian thu phí dự án.

Nói về việc này, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện khẳng định, trong điều khoản hợp đồng BOT quy định rõ ràng như vậy thì nhà đầu tư phải thực hiện. Tuy nhiên, ông Huyện thông tin thêm, trong trường hợp phải điều chỉnh tăng hoặc giảm thời gian thu phí thì lộ trình được đưa ra là 2 năm. Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ mới thu phí được gần 1 năm, để điều chỉnh thời gian thu phí cần thêm một năm nữa.

GS.TS Võ Đại Lược, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu các vấn đề Kinh tế - Xã hội của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, dự án cải tạo chưa xong đã thu phí là bất hợp lý. Đã bất hợp lý, thậm chí gian dối thì không cần phải đợi đến một năm nữa. Chính phủ, Bộ Công an cần lập đoàn thanh, kiểm tra độc lập (không có Bộ GTVT tham gia) rà soát lại toàn bộ dự án theo từng nội dung. Cụ thể, tổng vốn thực hiện thực chất là bao nhiêu; doanh thu phí thực là bao nhiêu. Từ đó, với doanh thu thực tế, dự án sẽ thu bao nhiêu năm thì hoàn vốn. “Từ doanh thu nhà đầu tư báo cáo và doanh thu thực tế trên tuyến, so với số năm (17 năm 3 tháng) nhà đầu tư đang được thu phí trong hợp đồng BOT là lừa đảo. Cần làm rõ chuyện này, trong đó phải yêu cầu “hồi tố” toàn bộ doanh thu nhà đầu tư đã báo cáo gian dối gần một năm qua”, ông Lược đề nghị.

GS.TS Võ Đại Lược, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu các vấn đề Kinh tế - Xã hội của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, dự án cải tạo chưa xong đã thu phí là bất hợp lý. Đã bất hợp lý, thậm chí gian dối thì không cần phải đợi đến một năm nữa. Chính phủ, Bộ Công an cần lập đoàn thanh, kiểm tra độc lập (không có Bộ GTVT tham gia) rà soát lại toàn bộ dự án theo từng nội dung.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Tiền Phong

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất