Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Stress của giáo viên mầm non: Nhiều cô mắc bệnh tâm lý thích hành hạ người khác

Nguyên nhân cơ bản nằm ngay trong tâm lý của mỗi giáo viên. Mỗi ngày làm việc 10 – 12 tiếng trong khi lương không cao, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến stress, nhiều cô giáo mắc bệnh tâm lý thích hành hạ người khác.

Đó là nhận định của TS Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao - Trưởng khoa Giáo dục mầm non, ĐH Sài Gòn sau vụ bạo hành trẻ dã man tại cơ sở tư thục Mầm Xanh (TP.HCM).

Một vấn đề được nhiều người đặt ra là xử lý như thế nào với áp lực và căng thẳng của giáo viên mầm non? Tại buổi tọa đàm “Bạo hành trẻ mầm non - Vì đâu nên nỗi” mới diễn ra tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, vụ Mầm Xanh không phải là lần đầu tiên diễn ra chuyện bạo hành trẻ trong các cơ sở nuôi dạy mầm non tại TP.HCM. Chỉ trong năm 2017, thành phố đã có ít nhất 3 vụ bạo hành trẻ em tại các cơ sở mầm non làm ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ nhỏ. Điều này cho thấy công tác quản lý giáo dục mầm non còn lỏng lẻo.

Hiện nay để bảo vệ trẻ mầm non, Luật Trẻ em 2016 đã có quy định có tới 17 cơ quan, tổ chức, nhóm tổ chức có chức năng bảo vệ và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em ở nhiều cấp độ khác nhau, từ các cơ quan bộ ngành các cấp đến Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, nhưng mỗi khi có vụ bạo hành trẻ em xảy ra, phần lớn do người dân, báo chí phát hiện, phản ánh rồi sau đó các cơ quan này mới vào cuộc.

Tuy nhiên, ngoài hành vi phạm tội của những người bạo hành, một vấn đề đặt ra là giáo viên mầm non đang phải chịu quá nhiều áp lực: Thời gian làm việc dài, môi trường căng thẳng, áp lực từ phía nhà trường và phụ huynh…

Bà Nguyễn Thị Hương Trung - Giám đốc điều hành Hệ thống giáo dục TESLA cho biết: Đối với nhiều phụ huynh, kể cả thầy cô, nhiều khi đang “bạo hành” trẻ tuân theo kỷ luật trong gia đình, trong trường lớp hằng ngày mà không biết.

Thạc sĩ Phan Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường mầm non Tesla chia sẻ: “Theo thống kê của các chuyên gia, giờ ăn là giờ kinh hoàng nhất của trẻ. Tiếp đến là giờ học và cuối cùng là giờ chơi. Đây là ba khung giờ cô giáo mầm non cũng phải chịu áp lực nhiều nhất. Cô giáo mầm non chịu nhiều áp lực, áp lực từ nhà trường chạy theo thành tích. Áp lực từ phụ huynh đòi hỏi con phải tăng cân. Phụ huynh thường hỏi “con tôi có ăn được không?”… Điều đó khiến cô giáo có những lúc không kiểm soát được hành vi dẫn đến bạo hành trẻ”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Infonet

Được quan tâm

Tin mới nhất
Vietnam Coffee: Chính thức ra mắt sản phẩm mới - nâng tầm cà phê Việt