Sắc màu Cuộc Sống

Tiết lộ bí mật của 'khỉ chúa' và chuyện 'mỹ nhân kế' của bầy khỉ…

Chia sẻ

Khi trời đất sang thu, khí hậu mát mẻ, các cô vợ “động dục” mới phân tài cao thấp, vẽ ra đủ trò để quyến rũ chồng giao phối. Lúc này, bản lĩnh đàn ông của khỉ vàng mới được phát ra.

Năm hết, Tết đến, nhâm nhi chén trà mạn đầu năm, chúng tôi ngồi đàm đạo với ông Vũ Công Long - Trại trưởng trại chăn nuôi đảo Rều thuộc Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (bộ Y tế) về chủ đề phòng the của khỉ vàng. Đây cũng là công việc suốt mấy chục năm qua mà ông và các cộng sự của mình đeo đuổi.

“Để duy trì số lượng đàn khỉ vàng khoảng 1.000 con trên đảo Rều để phục vụ sự nghiệp y học không phải là điều đơn giản. Năm 2000, tổ chức Y tế thế giới chính thức ghi nhận Việt Nam là nước đã thành công trong việc thanh toán bệnh bại liệt. Việt Nam đã nghiên cứu thành công vắc xin bại liệt trên tế bào thận khỉ vàng”, Chúa đảo Vũ Công Long phấn khởi cho biết.

1khi

Đàn khỉ vàng đang ăn sáng.

Hơn 31 năm gần gũi, nghiên cứu loài khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulallata), ông Vũ Công Long- Trại trưởng trại chăn nuôi đảo Rều thuộc Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (bộ Y tế) có một kho tàng hiểu biết về loài vật này.

Nói về chuyện phòng the của khỉ vàng, ông Long khẳng định bản lĩnh đàn ông của khỉ vàng có thể đạt tới mức “thượng thừa”, một ngày có thể giao phối được 30 lần mà không hề có dấu hiệu mệt mỏi hay ốm yếu. Đặc biệt là vào mùa giao phối (sinh sản), mỗi con khỉ vàng đầu đàn có thể đáp ứng 10-12 cô vợ trẻ cho đến khi mang thai mới thôi mà thân thể vẫn tráng kiện, sung mãn.

Thế mới hay, thiên nhiên còn bao điều ngạc nhiên đến kỳ thú mà con người chưa thể khám phá ra hết được. Trong lúc ngồi nói chuyện trên đảo khỉ, chúng tôi quan sát thấy có khá nhiều chú khỉ vàng ngồi vắt vẻo trên cây. Trông chúng thật an nhàn và thảnh thơi, khác hẳn những suy tư mà vị chúa đảo đang ấp ủ trong đầu.

Ông Long cho biết, giống khỉ vàng có đặc tính gần giống người, các cô khỉ cái rất thích được làm thiếp yêu của người anh hùng (khỉ chúa), cho dù là đứng thứ… n cũng vẫn chấp nhận. Bởi khi đi bên khỉ chúa, các cô nàng khỉ vàng được an toàn, được ăn nhiều của ngon, vật lạ và trên hết là được các con khỉ khác trong bầy tôn trọng, không ai dám chọc ghẹo. Trong khi đó, nhiều chú khỉ đực tài hèn, sức mọn khác trong bầy đàn vẫn phải tuân thủ sự chỉ huy của khỉ chúa như một định mệnh khắc nghiệt của cuộc sống.

Một năm có 4 mùa, mùa tình yêu (sinh sản) của khỉ vàng rơi vào mùa thu. Vào mùa tình yêu, khỉ cái đến tuổi trưởng thành con nào, con nấy đều trút bỏ vẻ e ấp, hiền dịu thường ngày, thay vào đó là mắt la, mày liếc, tính cách sồn sồn, tìm đủ mọi cách để khỉ đầu đàn và các con khỉ đực khác chú ý, gần gũi.

Không giống như nhiều loài động vật khác, khỉ cái thường chủ động tìm đến khỉ đực, thể hiện tình cảm trước với bạn tình. Các chiêu trò mà các cô khỉ cái thường làm là bắt rận, chải lông, vuốt ve con khỉ đực mà mình yêu thích… Nói chung, khỉ cái thường chú động gạ con đực quan hệ. Nếu thành công, khỉ đực sẽ làm cho cô nàng sướng miên man đến khi mang thai mới thôi.

Chúa đảo Vũ Công Long kể: “Trong những ngày “động dục”, con khỉ đực chỉ đi với một bạn tình. Cho đến khi con khỉ cái cảm nhận đã mang thai, liền tự tách đôi và không cho con khỉ đực giao phối nữa. Lúc này con khỉ đực tiếp tục đi tìm bạn tình mới, làm công việc duy trì nòi giống mà thiên nhiên đã ban tặng. Thông thường, khỉ cái cho khỉ đực quan hệ một tuần thì thôi”.

Ông Long và nhiều cộng sự của mình khẳng định đã từng chứng kiến có con khỉ chúa một ngày giao phối đến 30 lần. Vừa mới quan hệ với bạn tình xong, độ mươi phút lại có thể tiếp tục chuyện phòng the mà phong độ vẫn không hề giảm sút. Bản lĩnh đàn ông của khỉ vàng đã khiến vị chúa đảo “tâm phục, khẩu phục”. Điều đáng nói, mặc dù giao phối rất nhiều lần trong một ngày, nhưng sức khỏe của khỉ đực vẫn sung mãn, hừng hực như cậu thanh niên tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu.

Tiêu hao nhiều năng lượng cho chuyện phòng the trong mùa sinh sản, các chú khỉ đực ở đảo Rều được tẩm bổ thêm nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là giá đỗ. So với các chú khỉ ngoài tự nhiên, sức “chiến đấu” của khỉ nuôi bán tự nhiên trên đảo Rều có phần nổi trội hơn, điều này thể hiện ở sự kéo dài mùa sinh sản muộn hơn so với khỉ sống ngoài tự nhiên.

Khỉ cái mang thai khoảng 6 tháng, đẻ một con và nuôi con nhỏ bằng sữa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khỉ cái đẻ sinh đôi. Từ khi thành lập (1962) đến nay, trên đảo Rều đã có 3 trường hợp khỉ đẻ sinh đôi. Khỉ vàng 4 tuổi là trưởng thành, chúng có tuổi thọ trung bình 25 năm.

“Ngoại tình” vì “chồng” bỏ bê?

Như trên đã nói, khỉ vàng sống theo đàn, mỗi con khỉ chúa sở hữu 10-12 cô vợ trẻ. Tuy nhiên, trong đàn còn có nhiều con khỉ đực đến tuổi trưởng thành, nhưng bị lép vế nên thường tụ tập thành một nhóm chơi đùa với nhau. Đến mùa sinh sản, các cô khỉ cái xinh đẹp thường bám riết lấy chồng (khỉ chúa), gạ giao phối. Con khỉ cái nào xinh đẹp (béo tốt, lông mượt, mắt sáng) biết cách chiều chuộng khỉ chúa sẽ được “ân sủng” trước tiên. Cho đến khi cô nàng đó mang thai, thì cô vợ khác mới có cơ hội được giao phối với chồng của mình.

Bình quân, tuần trăng mật của đôi khỉ diễn ra trong vòng một tuần lễ (7 ngày), sau đó khỉ cái làm thiên chức người mẹ. Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng vẫn có những phá cách của tạo hóa. Nhiều cô khỉ cái trong lúc bị khỉ chúa bỏ bê đã tự đi tìm bạn tình cho riêng mình. Những chú khỉ đực lép vế trong đàn sẽ là đối tượng để các cô nàng “không chính chuyên” gạ tình. Chúa đảo Vũ Công Long gọi đây là trường hợp ngoại tình trong gia đình khỉ vàng.

“Ngoài tự nhiên, không có chuyện khỉ cái ngoại tình, do vậy dễ dẫn đến chuyện quan hệ cùng huyết thống làm bầy khỉ mắc nhiều bệnh tật, chết yểu. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao bầy khỉ vàng ngoài tự nhiên chỉ có khoảng 15 con. Còn ở đảo Rều, có nhiều khỉ cái ngoại tình nên giảm nhiều tỷ lệ quan hệ đồng huyết, rất tốt cho sự phát triển của đàn khỉ”, Chúa đảo Vũ Công Long phân tích.

Khi dấn thân vào chuyện ngoại tình, hai con khỉ đực, khỉ cái phải đối mặt với sự trừng phạt khắc nghiệt của con khỉ đầu đàn nếu như bị nó phát hiện. Nhiều người làm việc ở đảo Rều từng chứng kiến một con khỉ chúa nổi xung, mắt hằn những tia máu, giận giữ cắn gãy cổ một con khỉ đực trong đàn vì dám ngoại tình với một con khỉ cái mà nó yêu quý. Đã vậy, các con khỉ khác trong đàn đứng xung quanh quan sát còn la ó, reo hò cổ vũ cho trận đánh ghen “long trời, lở đất” của khỉ chúa. Sau này, cô khỉ cái ngoại tình kia mang thai và sinh đực một chú khỉ con kháu khỉnh, đáng yêu. Khỉ chúa đã bỏ qua mọi chuyện, không hề đánh hay họa nạt chú khí con này. Còn cô nàng khỉ cái kia, từ đó cũng rút ra được bài học cho riêng mình.

Trời se se lạnh, mưa xuân lất phất bay, nàng Xuân đang hiện hữu trên từng ngọn cây trên đảo rều. Tức cảnh, sinh tình, chúa đảo Vũ Công Long chuyển sang mời chúng tôi uống ly rượu màu đỏ chót. Ông gọi đây là rượu “khỉ chúa” (ngâm từ một loại quả nhỏ tròn bằng đầu ngón tay mà khỉ chúa hay ăn)…

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất