Sắc màu Cuộc Sống

Trẻ em Tây Bắc ngủ bên vệ đường: Xin đừng tiếp tay cho sự tàn nhẫn!

Chia sẻ

Trong lúc miền Bắc đang chống chọi với thời tiết rét đậm khắc nghiệt, hình ảnh đáng thương của những đứa trẻ em vùng cao bắt đầu xuất hiện rầm rộ trên mạng xã hội.

Hình ảnh những đứa trẻ miền núi Tây Bắc lấm lem, ăn mặc phong phanh, rách rưới… đứng giữa trời rét đậm và băng tuyết phủ kín được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua khiến nhiều người trong chúng ta không khỏi chạnh lòng, xót xa. Bên cạnh đó, nhiều lời kêu gọi giúp đỡ các em cũng đã được dân mạng khởi xướng rầm rộ. 

treemtaybac (3)

treemtaybac (2)

Những hình ảnh phổ biến được cư dân mạng sử dụng để kêu gọi giúp đỡ trẻ em vùng cao trong mùa giá rét.

Lòng trắc ẩn là một điều đáng quý, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện đại - cái gì cũng rẻ, chỉ có tình người là đắt. Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo. Những đứa trẻ ấy có thực sự thiếu thốn đến mức không có quần áo mặc như hình ảnh mà các du khách chụp được và chia sẻ trên mạng? Việc chúng ta giúp đỡ những hoàn cảnh mà rất có thể đã được bàn tay vô hình nào đó “bi kịch hóa” cho lâm ly bi đát liệu có xứng đáng hay lại vô tình tiếp tay cho những bất cập phía sau?

sapa (1)

sapa (4)

Có thể lấy bức ảnh chụp một em bé Tây Bắc còn rất nhỏ, ăn mặc phong phanh nằm ngủ trên một đám lá cây bên vệ đường, giữa trời giá lạnh được cư dân mạng truyền tay nhau vào tối qua làm ví dụ. Quả thật, khi nhìn vào hình ảnh đó, cảm xúc đầu tiên của người xem là xót xa và tội nghiệp. Ngay trong bức ảnh, một nữ du khách qua đường không thể kiềm lòng thương xót đã khoác lên người em bé một chiếc áo phao mong sao giấc ngủ của em sẽ ấm áp hơn. 

sapa (6)

Hình ảnh nhân văn này sau khi được đăng tải và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội càng khiến những người ở nhà cảm thấy ấm lòng và có thêm động lực tích cực kêu gọi giúp đỡ các trẻ em vùng cao trong mùa giá rét.

Tuy nhiên, chỉ cần lý trí hơn một chút, hãy tự hỏi tại sao những đứa bé còn quá nhỏ ấy lại có thể mò ra tận đường lớn, nơi có nhiều người và xe cộ qua lại để ngủ? Tại sao chúng không được mặc ấm, không ngủ trong nhà hay một góc nào đó ấm áp và an toàn hơn mà đáng ra chúng hoặc cha mẹ chúng có thể lựa chọn?

Nhiều người cho rằng bọn trẻ được sinh ra và lớn lên trong môi trường sống khắc nghiệt ấy nên đã quen rồi và người dân vùng núi cũng vốn đã quen với nếp ăn ở xuề xòa như thế. Một số khác lại hoài nghi đây là trò “diễn sâu” của người dân để câu tiền từ thiện từ những du khách dễ mủi lòng. Suy luận này cũng không phải là không có cơ sở. Bởi cũng ở vị trí đó nhưng từ góc độ khác, một bức ảnh tương tự cho thấy ngoài đứa bé nhỏ đang ngủ say sưa trên đám lá, một đứa trẻ lớn hơn đang đứng nhìn các du khách với vẻ mặt mong cầu lòng thương hại. 

sapa (5)

Trong một bức ảnh khác, đứa trẻ nhỏ vẫn đang ngủ say sưa bên vệ đường cùng một tấm chăn mỏng đắp qua người, trong khi đứa trẻ lớn hơn trông có vẻ như đang xin tiền du khách.

treemsapa (3)

Trẻ em vùng cao được cho là có khả năng thích nghi cao với thời tiết khắc nghiệt. Chúng thường được cha mẹ cho “cuổng trời” dù trời rất lạnh. Ảnh: Hoàng Anh

treemsapa (2)

Những đứa trẻ vùng cao hoàn toàn có thể được bố mẹ giữ ấm thế này mà không cần phải chờ đến lòng thương hại, sự giúp đỡ của người khác. Ảnh: Lê Văn Thao

Nhưng dù ẩn sau hình ảnh thương tâm trên là một lý do hay động cơ nào đó thì đáng lên án hơn cả vẫn là cha mẹ của những đứa trẻ này. Thật khó để kiếm một lý do chính đáng nào đó khiến họ phải để con mình ra ngủ vạ vật ngoài vệ đường, trong thời tiết lạnh lẽo thế kia. Nếu không phải là sự vô tâm thì chỉ có thể là một “màn kịch” tàn nhẫn của các bậc làm cha làm mẹ, dùng con trẻ để trục lợi.

Vì vậy, trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, chúng ta cần sáng suốt đón nhận các vấn đề phát sinh trên thế giới ảo để có thể trao gửi lòng trắc ẩn đúng nơi, đúng chỗ và không vô tình tiếp tay cho những hành vi có ý đồ xấu.

treemsapa (1)

Dùng con trẻ để trục lợi là tàn nhẫn. Hãy lên án thay vì tiếp tay cho sự tàn nhẫn ấy! Ảnh: Phạm Quang Vinh

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất