Vòng quanh Thế giới

Sự thật kinh hoàng sau những đôi giày da hàng hiệu

Chia sẻ

Bạn có biết mỗi đôi giày da, chiếc áo khoác da hay ngay cả chiếc ví da mình đang sở hữu là sản phẩm từ những lò mổ và lột da bò vô cùng man rợ, nguy hiểm tại Bangladesh, Trung Quốc...?

Mỗi năm, có khoảng 2 triệu con bò từ Ấn Độ được bán sang Bangladesh để tránh đạo luật cấm giết mổ bò tại Ấn Độ. Tổ chức hoạt động vì động vật PETA mới đăng tải bài báo và đoạn video ghi lại hình ảnh những chú bò bị ngược đãi, bỏ đói đến khi không đứng dậy nổi khi xe chở đến Bangladesh. Tại đây, nhứng con bò bị đứt tai, vết thương hở chằng chịt trên thân, chờ đến ngày bị lột da và giết thịt.

lotdabo (1)

Những chú bò được chở trên xe thồ vượt hàng trăm km từ Ấn Độ sang Bangladesh.

lotdabo (2)

Nhiều con bị bỏ đói gầy trơ xương.

lotdabo (4)

Có con bị thương, gãy tai… mà không ai thèm để ý.

Bò và dê thường bị lén lút giết mổ để lấy da trên các con phố ở Bangladesh vào mỗi đêm. Mỗi con trong đàn đều phải chứng kiến cảnh đồng loại bị dao kề cổ và cắt họng đầy man rợ. Trong các lò mổ có giấy phép, các công nhân trói chân những chú bò còn sống và ngang nhiên lia con dao sắc lẹm cứa cổ chúng. Trong đoạn video cho thấy, nhiều khi các con bò vẫn còn giãy giụa khi lớp da bị lột khỏi thân mình.

lotdabo (9)

Một lò mổ giết thịt và lột da các chú bò trong khi chúng vẫn còn sống.

lotdabo (11)

Những con bò bị trói chân tội nghiệp nằm chờ đến lượt lên bàn mổ.

lotdabo (5)

Đến đêm, các lò mổ phi pháp mặc sức thả bò trên phố và giết ngay trên đường.

Những người làm nghề giết mổ này, bao gồm cả lao động trẻ em, đang thực hiện nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm như ngâm da bò vào hóa chất và dùng dao chặt hay cắt da. Đây chính là sản phẩm da thô để làm nên túi xách, giày dép và các sản phẩm từ da bò được bày bán trên khắp thế giới. Trẻ em nhiều khi còn phải vận hành máy móc. Những công nhân này không hề có một biện pháp bảo vệ lao động nào, họ đi chân trần và tiếp xúc trực tiếp với hóa chất gây ung thư và a-xít gây hoại tử da. Ước tính khoảng 90% công nhân làm nghề này đều không sống qua tuổi 50.

lotdabo (3)

Lao động trẻ em cũng bị tận dụng để làm các công việc ngâm da bò trong hóa chất vô cùng độc hại.

lotdabo (7)

Những đứa trẻ thay vì đến trường đi học thì lại lăn lộn giữa núi da bò và những chiếc máy móc bụi bặm.

lotdabo (6)

Thậm chí nhiều em nhỏ còn phải làm những nhiệm vụ khó nhọc như chặt cắt da, thịt bò bằng những chiếc dao phay sắc lẹm.

Những nhân chứng của tổ chức PETA cho biết họ cũng đến thăm một vài cơ sở kinh doanh trong khu vực Dhaka đang chìm ngập trong hơn 150 tấn rác thải. Thế nhưng, không có lấy một nhà máy xử lý rác thải tại đây. Thay vào đó, các chất thải hóa chất được xả trực tiếp xuống dòng sông bên cạnh, giết chết tất cả sinh vật sống trong và gần nguồn nước và gây ra một vấn ngại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Chất thải từ những lò mổ cùng hóa chất được xả trực tiếp vào con sông bên cạnh.

Chất thải từ những lò mổ cùng hóa chất được xả trực tiếp vào con sông bên cạnh.

lotdabo (10)

Cả người lớn và trẻ em đều phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và nước thải mà không hề có biện pháp bảo hộ lao động nào.

lotdabo (12)

Người dân lao động và sinh sống quanh khu vực này nhận hơn 150 tấn rác thải mỗi ngày có nguy cơ bị nhiễm độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hiện nay, tổ chức PETA đang kêu gọi cộng đồng ngưng sử dụng sản phẩm từ da động vật với thông điệp: Da là của động vật, không phải là đồ trang sức nằm trong tủ quần áo. Việc giết hại động vật như bò, cừu, dê, cá sấu, hổ… để lấy da và lông để làm các sản phẩm thời trang hay nội thất đang bị nhiều tổ chức bảo vệ động vật và ăn chay trên thế giới phản đối vì hành động vô nhân đạo. Dẫu biết rằng ngành công nghiệp thời trang hay thực phẩm đều cần phải dùng đến nguồn cung cấp từ động vật, và là một phần trong nhu cầu sinh hoạt của con người, nhưng mỗi người nên tự ý thức và hạn chế những thói quen sinh hoạt này. Một phần cũng là để bảo tồn các loài động vật, và phần lớn là còn giúp bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cả những công nhân lao động trong hiểm nguy ở các lò mổ hiện nay.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất