Vòng quanh Thế giới

Sự kiện 'người ăn thịt người' chấn động toàn Trung Quốc

Chia sẻ

Vì quá đói khát, một bộ phận những người đối diện với cái chết trong nạn đói năm 1936 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc đã phải ăn thịt lẫn nhau để sinh tồn.

Bộ phim “1942” của đạo diễn người Trung Quốc Phùng Tiểu Cương được công chiếu cách đây vài năm dù doanh thu không lớn, nhưng nhận được đánh giá rất tốt từ những người đã từng xem tác phẩm điện ảnh này.

Sự nhỏ bé, bất lực, của con người trước đại nạn, trạng thái sống đê hèn của con người, chỉ quan tâm đến một việc duy nhất là có cái gì đó để nhét vào bụng để sống tiếp… tất cả đều được hiển thị rõ nét trên màn bạc.

Tất nhiên, tình tiết người ăn thịt người để bảo toàn mạng sống trong nguyên tác của nhà văn Lưu Chấn Vân đã bị lược bỏ trong phim. Đạo diễn Phùng Tiểu Cương cho biết, việc lược bỏ được thực hiện do ông cân nhắc đến yếu tố phản ứng tâm lý của người xem.

Vậy, trên thực tế, “đại nạn” mà người dân Trung Quốc phải đối mặt, được tái hiện một phần trong phim “1942” dã man, tàn khốc đến mức nào?

Báo điện tử Sohu (Trung Quốc) mới đây đã đăng tải bài viết phản ánh chân thực đến đáng sợ một phần sự kiện “người ăn thịt người” gây chấn động lịch sử nước này, xảy ra vào năm 1936 tại Tứ Xuyên.

Hình ảnh trong phim 1942 tái hiện nạn đói giữa những năm 30, đầu những năm 40 ở Trung Quốc.

Hình ảnh trong phim 1942 tái hiện nạn đói giữa những năm 30, đầu những năm 40 ở Trung Quốc.

Trong cuốn “Nhật ký người điên”, khi nói về lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, mỗi trang sách của ông đều nói về hiện tượng “ăn thịt người”.

Ở đây, “ăn thịt người” cần được hiểu theo nghĩa rộng, hay nói cách khác, thứ lễ giáo và chế độ phong kiến đã chén ép, áp bức người dân.

Trong thế giới động vật kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, những động vật khác loài thường bắt và ăn tươi nuốt sống lẫn nhau. Và thậm chí, hiện tượng tàn sát lẫn nhau đôi khi cũng vẫn xảy ra ở những động vật cùng giống loài, đó là quy luật của cạnh tranh.

Tuy nhiên, con người ngay cả khi đã tiến hóa, sống trong một xã hội văn minh, vẫn có hiện tượng “người ăn thịt người”, điều này thực sự khó có thể tưởng tưởng.

Trong xã hội Trung Quốc, đã từng xuất hiện thảm kịch người ăn thịt người, cho dù đó là thời điểm quốc gia thịnh vượng hay đói nghèo. Vì con người có ý thức xã hội cao hơn động vật, nên việc ăn thịt người rõ ràng là một hiện tượng vô cùng dã man và tàn khốc.

1930 - 1936 là khoảng thời gian Tứ Xuyên liên tiếp hứng chịu thảm họa thiên tai như hạn hán, lũ lụt, nạn côn trùng… nạn đói vì thế diễn ra khắp nơi, xác người chết đói nằm la liệt trên đường phố.

Chỉ trong vòng tháng 2 và tháng 3/1936, cảnh sát Trùng Khánh đã phải thu gom đến hơn 4.000 thi thể người chết đói đem đi chôn.

Đáng nói rằng, đây chỉ là số người được thống kê ở riêng Trùng Khánh, trong khi nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa ấy lên đến 37 triệu người. Trước năm 1949, trung bình mỗi năm Trung Quốc có từ 3 - 7 triệu người chết đói.

Một cảnh tượng kinh hoàng được chụp lại trong những năm xảy ra đại nạn đói tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Một cảnh tượng kinh hoàng được chụp lại trong những năm xảy ra đại nạn đói tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Điều khiến người ta sợ hãi hơn, là thông tin vì quá đói khát mà xuất hiện hiện tượng người ăn thịt người rùng rợn, truyền đi khắp Tứ Xuyên. Thậm chí thịt người còn được bán như một nguồn thực phẩm.

Trang báo điện tử Sohu dẫn nguồn tin tư liệu cho hay, trong những năm 1936 - 1937, có một người tên Thạch Mậu Tú cùng cha dìu nhau đi đường. Trong vòng chưa đầy 10km, họ bắt gặp 10 xác chết trên đường.

Điều khiến hai cha con họ Thạch run sợ, là hầu hết phần đùi, vai của những người vừa trút hơi thở cuối cùng kia đều bị xẻo lấy thịt.

Tờ Thiên Tân nhật báo số ra ngày 4/5/1936 đã dẫn nguồn tin từ “Thành Đô thông tấn”, đăng tải một thông tin gây chấn động: …thịt của người chết bán 500 văn tiền, thịt người sống bán 1.200 văn tiền!

Đỉnh điểm của sự kiện “người ăn thịt người” này diễn ra vào năm 1936.

Trang báo điện tử Sohu đã viện dẫn hàng loạt dẫn chứng cho thấy sự thảm khốc đến cực độ của một hiện tượng xã hội mà nếu có thể, người Trung Quốc chỉ muốn vùi sâu, không bao giờ muốn nhắc lại.

Đại nạn xảy ra tại Tứ Xuyên kéo dài đến năm 1937 mới tạm lắng xuống và dần được giải quyết. Tuy nhiên, tấn bi kịch mà nạn đói gây ra, mãi mãi ám ảnh những người may mắn sống sót khi ấy, đồng thời đánh dấu một “trang tối” trong sử sách Trung Quốc.

Chia sẻ
Tin mới nhất