Vòng quanh Thế giới

Người Hồi giáo: Những kẻ khủng bố không đại diện cho chúng tôi!

Chia sẻ

Hàng loạt vụ tấn công khủng bố liên tiếp do các nhóm Hồi giáo cực đoan gây ra trong những năm qua đã khiến cộng đồng người Hồi giáo trên toàn thế giới phải đối mặt với định kiến nặng nề của xã hội.

Phát biểu tại buổi họp báo diễn ra vào hôm qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande xác nhận loạt vụ tấn công xảy ra ở thủ đô Paris tối ngày 13/11 là “một hành động chiến tranh do Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện nhằm chống lại Pháp, một quốc gia tự do“.

khungboHoigiao (5)

Tổng thống Pháp Francois Hollander tuyên bố IS là chủ mưu vụ tấn công Paris.

Trước vụ tấn công đẫm máu tại Paris vào tối ngày 13/11, thế giới đã liên tiếp chứng kiến hàng loạt vụ khủng bố mang tính lịch sử khác do các lực lượng Hồi giáo cực đoan cầm đầu tổ chức trong suốt 2 thập niên qua như vụ khủng bố trên diện rộng của nước Mỹ vào ngày 11/9/2001, vụ đánh bom cuộc đua marathon Boston (Mỹ) vào ngày 15/4/2013 hay gần đây nhất là vụ xả súng vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo tại Paris (Pháp) vào tháng 1 năm nay.

khungboHoigiao (4)

Vụ khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9/2001 do lực lượng Hồi giáo Taliban thực hiện gây chấn động thế giới.

20151114_PARIS_HP-slide-FX82-jumbo

Nhà nước Hồi giáo được cho là thủ phạm gây ra vụ tấn công liên hoàn tại thành phố Paris tối ngày 13/11/2015.

Hàng loạt những vụ tấn công khủng bố do người Hồi giáo gây ra đã khiến thế giới có cái nhìn không mấy thiện cảm về những người thuộc tôn giáo này. Khái niệm “chủ nghĩa khủng bố” từ đó luôn được gắn liền với 2 chữ “Hồi giáo”. Các lực lượng Hồi giáo cực đoan cũng là những cái tên tình nghi đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố tại bất kỳ quốc gia nào. 

Hơn hết, định kiến xã hội đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới. Người Hồi giáo đi đâu cũng bị dè chừng, cảnh giác, e sợ, định kiến và kỳ thị. Trẻ em Hồi giáo đến trường thường bị bạn bè chọc ghẹo, bắt nạt.

khungboHoigiao (1)

Những kẻ nhân danh tôn giáo để giết hại người vô tội đã khiến nhiều người trên thế giới mang định kiến đối với người Hồi giáo.

Bản thân những người Hồi giáo chân chính đều không mong muốn mình bị quy chụp với những kẻ khủng bố. Trước những tội ác do chúng gây ra, họ cũng không ngần ngại lên án và chỉ trích.

khungboHoigiao (2)

Những người Hồi giáo chân chính không muốn mình bị đánh đồng với những kẻ khủng bố.

khungboHoigiao (3)

Nụ cười hồn nhiên của các trẻ em Hồi giáo.

Trả lời phỏng vấn SaoStar, anh Usama Khan (20 tuổi, sinh viên Hồi giáo gốc Pakistan hiện đang du học tại Pháp) bày tỏ quan điểm: “Đối với tôi, đây không phải là một cuộc chiến tôn giáo mà là một cuộc chiến của tình người. Mọi người đừng vì những kẻ khủng bố mà kỳ thị người Hồi giáo chúng tôi. Nếu muốn chấm dứt chủ nghĩa khủng bố thì tất cả chúng ta, dù là người Hồi giáo, Công giáo, Phật giáo hay Do thái… phải hợp sức cùng nhau. Chúng ta đều là những con người như nhau và chúng ta đều muốn sống trong hòa bình”.

Hoigiao

Usama Khan cho rằng mọi người ở tất cả các tôn giáo phải hợp lực để đẩy lùi khủng bố.

Anh Wafi Abdouss, người Hồi giáo gốc Ma-rốc sống tại Pháp gọi những kẻ khủng bố là “phi Hồi giáo”. Anh còn chia sẻ một đoạn clip trên Youtube để bày tỏ sự bức xúc và phẫn nộ của mình trước hành động tội ác của các tay súng Hồi giáo trong vụ tấn công Paris vừa qua. Anh nhấn mạnh: “Mọi người đừng đánh đồng những kẻ khủng bố với chúng tôi. Bọn họ không đại diện cho người Hồi giáo và cả tín ngưỡng mà họ nhân danh”.

Những ai đã từng đọc cuốn sách Con đường Hồi giáo của giảng viên, nhà báo, tác giả Phương Mai sẽ tin rằng Hồi giáo không chỉ có khủng bố. Lần theo dấu chân của Phương Mai trên hành trình từ Saudi, nơi Hồi giáo khởi phát, sau đó sang châu Phi đến Ma Rốc và về lại châu Á đến Ấn Độ, độc giả sẽ khám phá được nhiều nét đẹp văn hóa, lịch sử của tôn giáo này.

khungboParis_Hoigiao (1)

Tác giả Phương Mai của cuốn “Con đường Hồi giáo” trong chuyến hành trình của mình.

Hồi giáo được lịch sử công nhận là tôn giáo tiên phong trong nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, thiên văn học, nhân quyền, nam nữ bình quyền cũng như có nhiều đóng góp quan trọng khác cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại từ hơn 1000 năm trước. Một tôn giáo cởi mở, bác ái và tân tiến đi trước thời đại như thế thì không có lý do gì lại bị nhân danh để làm công cụ vùi dập chính những điều mà nó từng tôn vinh. 

Không có tôn giáo nào trên hành tinh này là xấu, chỉ có những kẻ nhân danh tôn giáo để làm chuyện xấu xa. Trên hết, dù được soi chiếu bởi đấng thiêng liêng nào, Đức Phật, Đức Chúa hay Thánh Allah thì những kẻ gây tổn thương và giết hại đồng loại của mình đều sẽ phải trả giá cho tội ác của chúng.

>>Xem thêm
Đã đến lúc cầu nguyện cho cả thế giới!
Gói bí kíp thoát nạn trong các vụ tấn công khủng bố
Bức thư đầy tự sự của cô gái 9x Việt ở Paris

Chia sẻ
Tin mới nhất