Sắc màu Cuộc Sống

Mưu sinh trong lò hấp cá hơn 60 độ C

Chia sẻ

Hàng trăm lao động nghèo ở Bình Định mỗi ngày làm việc cật lực suốt 10 giờ bên chảo lửa nóng hừng hực để hấp cá mực. Mỗi ngày họ chỉ nhận tiền công từ 150.000 đến 200.000 đồng.

2011_Anh_1_Muu_sinh_ben_chao_lua

Hàng ngày, hàng trăm lao động ở các vùng quê nghèo Bình Định thức dậy từ 2h khuya đến bến cảng mua cá, mực tươi rồi mang về lò hấp ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn) để sơ chế.

2011_Anh_3_Muu_sinh_ben_chao_lua

Từ sáng sớm, họ tất bật xếp những con cá nục tươi vào sọt tre, rồi cho vào lò hấp. Tùy theo loại cá, người ta để nguyên con hoặc cắt thành lát.

2011_Anh_4_Muu_sinh_ben_chao_lua

2011_Anh_5_Muu_sinh_ben_chao_lua

Hàng chục lò hấp cá san sát nhau, lửa cháy hừng hực cả ngày, có khi lên đến hơn 60 độ C.

2011_Anh_6_Muu_sinh_ben_chao_lua

Có thâm niên hơn 10 năm mưu sinh ở lò hấp cá, bà Cơ (ngụ huyện Tuy Phước) cho biết, nghề này rất “hành xác” vì suốt ngày phải làm việc bên chảo lửa nóng ran người. “Tối về nhà tôi cảm thấy cơ thể như bị hút hết nước, tức ngực, khó thở, ho và nhiều hôm không thể ăn cơm nổi. Nhưng cơ cực riết rồi quen chú à”, bà thổ lộ.

2011_Anh_7_Muu_sinh_ben_chao_lua

Hoàn cảnh nghèo khó, hơn 10 năm qua, vợ chồng anh Thọ (ngụ TP Quy Nhơn) gắn bó với lò hấp cá, suốt ngày làm việc bên chảo lửa kiếm tiền nuôi con ăn học. Từ sáng sớm, họ tất bật xếp những con cá nục tươi vào sọt tre bắt đầu cho vào lò hấp. Theo Ban quản lý chợ cá Hải Cảng, chợ hấp cá này được thành lập từ năm 1968, đến năm 2000 TP Quy Nhơn nâng cấp lên.

2011_Anh_9_Muu_sinh_ben_chao_lua

Có khoảng 200 người, chủ yếu là lao động nghèo, gắn bó với nghề hấp cá.

2011_Anh_10_Muu_sinh_ben_chao_lua

Ngày nào ông Thái Hân (58 tuổi, ngụ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cũng đạp xe ba gác chở thuê khoảng 3 chuyến gỗ, rồi vác vào tận lò hấp cá. “Công việc nặng nhọc là vậy nhưng mỗi ngày tôi chỉ được trả công khoảng 150.000 đồng”, ông Hân nói.

2011_Anh_11_Muu_sinh_ben_chao_lua

Mực được hấp chín trong lò lửa hơn 100 độ C vừa được vớt ra khỏi chảo bốc khói nghi ngút.

2011_Anh_12_Muu_sinh_ben_chao_lua

Sau khi cá đựng trong các khay tre được hấp chín, người lao động bọc bằng nylon đảm bảo vệ sinh trước khi đưa đi tiêu thụ.

2011_Anh_13_Muu_sinh_ben_chao_lua

Trung bình mỗi ngày họ phân loại sơ chế, hấp và gánh khoảng hơn 1.000 sọt tre (tương đương với hơn 10 tấn cá, mực) đưa đi tiêu thụ. Thu nhập mỗi lao động từ 150.000 đến 200.000 đồng.

2011_Anh_14_Muu_sinh_ben_chao_lua

Thức dậy từ lúc 2h, làm việc cật lực đến giữa buổi sáng họ mới tranh thủ nghỉ ăn bát mì bên lối ra vào chật hẹp. Suốt ngày làm việc bên chảo lửa ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng vì cuộc sống mưu sinh họ cam chịu vượt qua. Khi biển động mạnh, tàu thuyền neo bờ, bến cảng không có thủy sản thì hàng trăm lao động nghèo sẽ thất nghiệp.

Xem Thêm>>>

Người đàn ông mưu sinh trên ‘miệng tử thần’ ở Sài Gòn

Tương lai nào cho những đứa bé nghèo, đáng thương ở khu ổ chuột?

Chuyện đời cơ cực của 19 người trong căn nhà 25m2 ở Sài Gòn

Chia sẻ
Tin mới nhất