Sắc màu Cuộc Sống

Lời khai của nhóm điều khiển sà lan tông sập cầu Ghềnh

Chia sẻ

Dù biết hai người phụ lái của mình không có bằng cấp điều khiển tàu đẩy sà làn 800 tấn nhưng ông Phượng vẫn giao cho Giang và Lẹ lái tàu. Khi gặp dòng nước xoáy, hai thanh niên này không biết cách xử lý khiến sà lan tông sập cầu Ghềnh gây nên tai nạn đường thủy nghiêm trọng.

Ngày 21/3, công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Sóc Trăng tiến hành vây bắt và di lý Phan Thế Thượng (63 tuổi, chù tàu đẩy sà lan), Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu), Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) và di lý về TP Biên Hòa. Ba nghi can này được công an xác định là nhóm lái tàu đẩy sà lan 800 tấn tông sập cầu Ghềnh vào trưa 20/3.

Hiện trường vụ xà lan tông sập cầu Ghềnh trưa 20/3.

Hiện trường vụ xà lan tông sập cầu Ghềnh trưa 20/3.

Tại công an, cả ba khai nhận điều khiển tàu đẩy mang số hiệu SG - 3745 đẩy sà lan SG - 5984 chở 800 tấn cát đi từ tỉnh Tiền Giang đến TP Biên Hòa, trong đó ông Phượng là chủ tàu đẩy đồng thời là tài công chính, Giang và Lẹ là người phụ lái, chưa có bằng cấp điều khiển loại phương tiện giao thông đường thủy này.

Sáng 20/3, tàu và sà lan đến khu vực cảng Cát Lái, ông Phượng giao tàu cho Giang và Lẹ điều khiển tiếp tục hành trình còn mình lên bờ đi công việc riêng tại TP HCM. Trưa cùng ngày, tàu đẩy đưa sà lan đến khu vực gần cầu Ghềnh thì gặp dòng nước xoáy.

Nhóm tài công vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ và di lý về Đồng Nai. Ảnh: Công an cung cấp.

Nhóm tài công vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ và di lý về Đồng Nai. Ảnh: Công an cung cấp.

Do không có kinh nghiệm xử lý tình huống, cả hai phụ không hướng được sà lan đi đúng luồng nước khiến sà lan chuyển hướng tông cực mạnh vào chân cầu khiến hai nhịp vòng khung sắt gãy đổ xuống sông.

Giang khai nhận, vụ việc khiến tàu đẩy chìm xuống sông nhưng cả hai nhanh chóng nhảy ra ngoài trước và được cứu lên bờ. Sau khi an toàn, hai phụ lái xin tiền để điện thoại báo cho ông Phượng biết hung tin rồi trốn về tỉnh Sóc Trăng. Người chủ tàu đẩy cũng nhanh chóng rời TP HCM cho đến sáng nay thì tất cả bị tạm giữ để điều tra vụ việc.

Liên quan đến vụ sập cầu Ghềnh, tối 20/3, công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh để điều tra hành vi vi phạm trong điều khiển giao thông đường thủy, gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 212 Bộ luật hình sự.

????????????????????????????????????

Lực lượng chức năng đưa thiết bị 3D chụp dò đấy sông Đồng Nai trước khi lên phương án trục vớt.

Thượng tá Huỳnh Yên Nam, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, lực lượng cứu hộ đã tổ chức nhiều đợt tìm kiếm trên sông cũng như rà soát lại người dân vùng lân cận để phát hiện người bị mất tích có thể liên quan đến vụ sập cầu.

Tuy nhiên đến chiều 21/3, cơ quan chức năng chưa ghi nhận trường hợp nạn nhân mất tích hay thiệt mạng nào liên quan đến tai nạn hy hữu, làm ảnh hưởng đến đường thủy, đường sắt và cả đường bộ.

Hiện trường quanh khu vực cầu Ghềnh bị phong tỏa nghiêm ngặt phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra nguyên nhân cũng như lên phương án trục vớt hai nhịp cầu gãy. Thiết bị quét 3D được vận chuyển từ TP HCM đến Biên Hòa để chụp đáy sông Đồng Nai.

Bienhoacaughenh 4

Vụ sập cầu khiến hoạt động đường sắt ngưng trệ, hành khách mệt mỏi chờ đợi xe trung chuyển từ ga Biên Hòa về TP HCM.

Sau khi đưa xuống nước bằng dây cáp, thiết bị sẽ truyền hình ảnh màu về màn hình vi tính chuyên dụng đặt trên thuyền giúp các chuyên gia có thể thấy được trong bán kính 200 m của đáy sông Đồng Nai, lên kế hoạch trục vớt.

Chia sẻ
Tin mới nhất