Sắc màu Cuộc Sống

'Làng cưa bom' ở Quảng Trị

Chia sẻ

Phần lớn những người thu mua phế liệu chiến tranh trong khu vực rải khắp Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hoá đều đã chết vì cưa bom, một chủ cơ sở thu mua phế liệu cho biết.

Thôn Tân Hiệp (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) vẫn được người dân tỉnh Quảng Trị gọi là “làng cưa bom” bởi một thời, gần 90% dân số kéo nhau lên rừng đào tìm phế liệu chiến tranh.

Một thời, nhà nhà, người người đều lên rừng rà phế liệu, tìm kiếm mảnh bom, vỏ đạn còn sót lại để bán lấy tiền kiếm cơm qua ngày. Ruộng đất ít, người lớn thì không có nghề, trẻ em thì bỏ học sớm nên ngay cả những đứa trẻ 9-10 tuổi cũng đi rà phế liệu để vì miếng ăn, ông Trần Quang Khánh (50 tuổi), Trưởng thôn Tân Hiệp cho biết.

Một kho phế liệu chiến tranh ở huyện triệu Phong từng dự trữ hàng trăm vỏ bom.

Một kho phế liệu chiến tranh ở huyện triệu Phong từng dự trữ hàng trăm vỏ bom.

Mấy năm gần đây, theo ông Khánh, số lượng người dân ở thôn Tân Hiệp theo nghề rà phế liệu ngày càng ít đi vì phế liệu trở nên khan hiếm. Những người còn theo nghề bây giờ thường cơm đùm gạo bới vào rừng dài ngày, có khi kéo dài cả tháng.

Ông Phạm Văn Phương (53 tuổi), chủ cơ sở thu mua phế liệu duy nhất ở Tân Hiệp cho biết, vợ chồng ông theo nghề thu mua phế liệu chiến tranh được hơn 20 năm. Những năm đầu thập kỷ 90, mỗi ngày vợ chồng ông Phương thu mua hàng tấn vỏ bom đạn các loại.

“Giai đoạn cao điểm vào những năm 1995-1998, mỗi ngày tôi mua lại vài tấn phế liệu là bình thường. Có tháng tôi mua được đến hơn 150 tấn phế liệu”, ông Phương thông tin.

Theo ông Phương, người trực tiếp đi rà phá, đào tìm phế liệu thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Những người làm nghề như ông cũng luôn bị tử thần rình rập. Chủ thua mua cẩn thận thì thường hạn chế mua các loại bom, đạn còn mới, nguyên thuốc hoặc đầu nổ

Giai đoạn cao điểm của nghề thu mua phế liệu chiến tranh, ông Phương từng gom được 150 tấn phế liệu trong một tháng. Sau vụ nổ ở Hà Đông (Hà Nội), chủ phế liệu này đã bán hết phế liệu dự trữ trong kho.

Giai đoạn cao điểm của nghề thu mua phế liệu chiến tranh, ông Phương từng gom được 150 tấn phế liệu trong một tháng. Sau vụ nổ ở Hà Đông (Hà Nội), chủ phế liệu này đã bán hết phế liệu dự trữ trong kho.

.Đa số đều nhận mua các loại phế liệu nguy hiểm này về để tự tháo lấy thuốc, vỏ đạn phân loại bán riêng lẻ. “Họ bắt buộc phải tháo thuốc vì thuốc bán rẻ, vỏ kim loại bán được giá hơn”, ông Phương cho biết.

“Bạn bè cùng nghề với tôi có hơn chục người rải khắp Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hoá thì phần lớn đều chết cả rồi. Ở thôn Tân Lập bên cạnh của xã này, 4 thằng bạn làm nghề với tôi đều chết vì nổ bom, ở Hải Thái (huyện Gio Linh) có 2 thằng, Vĩnh Ô (Vĩnh Linh) có một thằng…. Có người chết cả vợ lẫn chồng khi đang tháo bom”, ông Phương kể. 

Cách nhà ông Phương khoảng 300 m là gia đình anh Võ Văn Trực (46 tuổi), người đàn ông được xem là may mắn trong số hàng chục người ở Tân Hiệp bị tai nạn từ các vụ nổ bom, mìn khi làm nghề rà phế liệu. 7 năm trước, một quả đạn M79 của Mỹ phát nổ khiến anh Phương nát cả vụn cả xương chân bên phải, phải cưa chân lên gần sát đầu gối. Từ đó, anh Trực phải bỏ nghề rà phế liệu quay lại đánh cá ven sông Hiếu theo nghề tổ tiên của người dân Tân Hiệp. 

Vợ chồng ông Phương cũng tính bỏ nghề thu mua phế vì lo ngại những nguy hiểm sẽ đến bất kì lúc nào. Chủ thu mua phế liệu này đã bán hết toàn bộ phế liệu chiến tranh trong kho ngay sau vụ nổ ở Hà Đông.

Theo ông Phương, do phế liệu chiến tranh ngày càng khan hiếm bởi các tổ chức rà phá bom mìn đến nước ngoài kết hợp với quân đội đã góp phần không nhỏ làm sạch phần lớn các vùng đất ở đất lửa Quảng Trị. 

Anh Trực được xem là người may mắn trong số hàng chục người bị thương hoặc chết ở làng cưa bom Tân Hiệp.

Anh Trực được xem là người may mắn trong số hàng chục người bị thương hoặc chết ở làng cưa bom Tân Hiệp.

Theo thống kê, vùng đất này có hơn 391.000 ha đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh, chiếm 83,8% diện tích toàn tỉnh. Bị ô nhiễm bom mìn nặng nề nhất, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên trong cả nước tiếp nhận các nguồn lực của quốc tế về hoạt động rà phá bom mìn nhân đạo. Ngay cả như vậy, thì theo ước tính của Bộ Quốc phòng, với tốc độ rà phá như hiện nay, phải hàng trăm năm nữa, Quảng Trị mới hoàn thành việc xử lý ô nhiễm bom mìn.

Trong khi đó, theo số liệu của các dự án rà phá bom mìn ở Quảng Trị, địa phương này hiện còn hơn 10 điểm thu mua phế liệu chiến tranh, phần lớn tập trung ở huyện biên giới Hướng Hoá. Những người đi rà phế liệu thường đi sâu trong rừng trong thời gian kéo dài cả tháng rồi bán trực tiếp cho các xe thu mua phế liệu đến ngay bìa rừng. Những người dân làm nghề này còn sang tận đất bạn Lào để rà phế liệu, tự tháo các loại bom đạn để bán riêng cho các đại lý thu mua.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất