Sắc màu Cuộc Sống

Google công bố 'các nước quan tâm đến xã hội, người Việt chỉ quan tâm giải trí'

Chia sẻ

Trong khi các nước lân cận tìm kiếm thông tin về các lĩnh vực chính trị, xã hội trên Google thì dân Việt Nam lại chỉ tập trung vào các chương trình giải trí. Đây là

Gần đây, Google đã công bố danh sách các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm trên toàn thế giới và ở từng nước cụ thể. Nhìn vào kết quả này, cư dân mạng có thể hình dung ra được mối quan tâm hàng đầu của khu vực đó là gì.

Kết quả thống kê 10 từ khóa “hot” nhất này có sự khác biệt rõ ràng giữa các nơi. Ở Singapore, mối quan tâm hàng đầu của người dân là về vấn đề ô nhiễm (PSI) do ảnh hưởng cháy rừng Indonesia, và sự qua đời của ông Lý Quang Diệu. Nhưng ở Hong Kong, người dân có vẻ khá yêu thích công nghệ khi top tìm kiếm của nước này là iPhone 6s và ứng dụng đoán tuổi How Old.

SingaporevaNhat

Bảng thống kê 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google của Singapore (bên trái) và Nhật Bản (bên phải)

Năm qua, vấn đề người dân Hàn Quốc quan tâm hàng đầu là dịch MERS. Còn nước láng giềng Nhật Bản lại “lùng sục” thông tin về nhà nước Hồi giáo sau vụ hai con tin nước này thiệt mạng.

Trong khi đó, 9/10 từ khóa tìm kiếm nhiều nhất năm qua của người Việt là tên phim, nhạc trẻ hoặc TV show hài. 

VietNam

10 từ khóa được tìm kiếm trên Google nhiều nhất của Việt Nam trong năm qua. Những bài hát trẻ, phim “hot” và chương trình ứng dụng… là thứ duy nhất mà người Việt quan tâm?

10 từ khóa được tìm kiếm hàng đầu trên toàn thế giới trong năm qua là: Lamar Odom, Charlie Hebdo, Agar.io, Jurassic World, Paris, Furious 7, Fallout 4, Ronda Rousey, Caitlyn Jenner, American Sniper.

Từ kết quả này, nhiều người nhận xét rằng người Việt Nam khá “lạc quan” và thờ ơ với tình hình biến động của thế giới. Những chủ đề chấn động nhất năm qua như khủng bố, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường cũng không hề lọt vào bảng xếp hạng.

Tuy nhiên, cũng có một sự thật hơi ngang trái, mặc dù cực kỳ quan tâm đến giải trí, nhưng Việt Nam lại là một trong những nước chi ít tiền cho lĩnh vực này nhất. Phần lớn người dùng Việt đều “xài chùa” trên mạng và từ chối trả tiền cho các sản phẩm có bản quyền. 

Nhưng có ý kiến khác cho rằng bảng xếp hạng tìm kiếm này không chứng minh được gì cả. Vì người Việt Nam có thói quen vào một số trang tin tức trong nước nhất định để cập nhập thông tin chứ không phải lên Google tìm kiếm. Chưa kể, cư dân mạng Việt Nam phần lớn còn trong độ tuổi thanh niên, nên những kết quả trên cũng khá hợp lý.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất