Sắc màu Cuộc Sống

Chuyện Sài Gòn: Nụ cười lạc quan và tình người ấm áp sau cơn hỏa hoạn

Chia sẻ

Nhiều người dân Sài Gòn tìm đến an ủi, động viên và giúp đỡ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn tại khu dân cư Yersin, hay còn gọi là chợ Gà Gạo (quận 1, TP HCM).

Hai ngày sau cơn hỏa hoạn tại khu dân cư Yersin, hay còn gọi là chợ Gà Gạo (quận 1, TP HCM), nhóm phóng viên SaoStar đã có mặt tại hiện trường vụ cháy để thăm hỏi, tặng quà và tìm hiểu tình hình cuộc sống của bà con nơi đây. 

hoahoanchogagaoedit (12)

Vụ hỏa hoạn ngày 1/12 đã đẩy nhiều người dân, chủ yếu là tiểu thương vào cảnh sống màn trời chiếu đất.

Hiện tại, nhiều hộ gia đình chịu thiệt hại từ vụ hỏa hoạn ngày 1/12 vẫn đang phải sống chen chúc, tạm bợ trong hai căn lều được dựng trên vỉa hè đại lộ Võ Văn Kiệt, ngay phía ngoài khu vực cháy. Số gia đình còn lại hoặc về đình Nhân Hòa gần đó, hoặc đến nhà người thân trong thành phố, hoặc đi thuê chỗ khác để sống qua ngày trong khi chờ đợi hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.

hoahoanchogagaoedit (11)

Công an địa phương thường xuyên lui tới địa bàn xảy ra vụ cháy để thăm hỏi tình hình cuộc sống của bà con và kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân cơn hỏa hoạn.

hoahoanchogagaoedit (10)

Các công nhân điện lực kiểm tra lại đường dây, đảm bảo sinh hoạt cho các hộ dân sống trong khu vực nhưng không bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Mặc dù gánh chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, nhiều gia đình xem như mất trắng nhưng may mắn không có ai thương vong trong vụ cháy lớn vừa qua. Điều này khiến cho không khí cuộc sống của khu dân cư nghèo sau biến cố tuy có phần chùng xuống nhưng vẫn đầy lạc quan, hy vọng. Bà con liên tục an ủi, động viên nhau “coi như của đi thay người”.

hoahoanchogagaoedit (9)

Vừa trải qua một biến cố lớn, phải gánh chịu nhiều tổn thất vật chất nặng nề nhưng các hộ dân vẫn giữ được bình tĩnh và tinh thần lạc quan. Họ sống chan hòa cùng nhau như người trong một gia đình lớn.

hoahoanchogagaoedit (8)

Trẻ em vẫn đến trường như mọi ngày.

hoahoanchogagaoedit (3)

Một người mẹ đứng nhìn hai đứa con trai chơi đùa cùng nhau trên tấm phản gỗ, “ngôi nhà” hiện tại của cả gia đình.

Chị Dung (40 tuổi), một người dân có nhà bị thiêu rụi gần như toàn bộ trong vụ cháy kể lại: “Thời điểm vụ hỏa hoạn xảy ra, tôi đang chuẩn bị khóa cửa, ra khỏi nhà để đi làm. Nghe tiếng kêu thất thanh của hàng xóm rồi nhìn ra ngoài thấy lửa bùng lên, tôi chỉ kịp chạy vào nhà ôm túi giấy tờ quan trọng rồi chạy ra ngoài đường lớn thoát thân.

hoahoanchogagaoedit (6)

Chị Dung nâng niu bộ quần áo cũ mà một mạnh thường quân vừa tặng trên tay.

Chồng tôi đang về quê thăm mẹ bệnh nên trong nhà không còn ai. Lúc đó có một thân một mình, tôi hoảng sợ lắm. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh đầy xúc động khi bà con chòm xóm chung tay giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn. Không phân biệt nhà nào là nhà nào, người thì phụ khiêng đồ ra ngoài, người thì xách nước chữa cháy…”

hoahoanchogagaoedit (5)

Anh Tâm, chồng chị Dung sửa lại một số vật dụng trong nhà còn sót lại sau vụ cháy.

Bên cạnh tình nghĩa hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, bà con nạn nhân của vụ cháy cũng may mắn đón nhận rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các mạnh thường quân. Chỉ trong vòng chưa đến 3 tiếng đồng hồ có mặt tại hiện trường, nhóm phóng viên chúng tôi đã chứng kiến trên dưới 10 nhà hảo tâm lần lượt tìm đến địa điểm vụ hỏa hoạn để chia sẻ khó khăn với các gia đình gặp hoạn nạn.

hoahoanchogagaoedit (7)

hoahoanchogagaoedit (4)

hoahoanchogagaoedit (2)

Anh Tùng, cũng là một người dân sinh sống trên địa bàn quận 1, trên đường đi làm về đã ghé tặng 30 suất bánh bao cho bà con sau khi đọc được tin cháy trên báo. Anh chia sẻ: “Tôi cũng thường xuyên làm từ thiện nhưng không phải trực tiếp mà chỉ đóng góp qua các đoàn, hội… Lần này, vụ việc xảy ra gần nhà tôi, tiện đường đi ngang nên tôi muốn trao tận tay cho bà con luôn”.

hoahoanchogagaoquan1 (10)

Anh Tùng (áo trắng) ghé gửi tặng cho bà con 30 suất bánh bao.

hoahoanchogagaoquan1 (9)

Một em bé vừa mất nhà sau vụ cháy ôm mang theo chiếc bánh bao anh Tùng vừa gửi để ăn trên đường mẹ chở đi học thêm.

Anh Khoa, quản lý một quán ăn lớn nằm sát khu vực cháy, tiết lộ hai căn lều lớn mà những người dân gặp nạn đang ở tạm là do chủ quán của anh hỗ trợ. Một số người dân hiện đang làm việc cho quán còn được chủ quán thuê khách sạn cho tá túc trong 2 đêm đầu sau vụ cháy. Ngoài ra, các nhân viên trong quán cũng chung tay cung cấp thức ăn và quyên góp 1 ngày lương của mình để giúp đỡ cho bà con.

tinhnguoivuhoahoanchogagaoquan1

Anh Khoa rất tự hào và vui sướng khi chủ quán ăn mà anh đang làm việc đã hết mình tạo cơ hội và điều kiện cho các nhân viên trong quán giúp đỡ bà con gặp nạn.

Chú Quang (64 tuổi) là một trong những người lớn tuổi được bà con tin tưởng giao trọng trách làm đại diện nhận hàng cứu trợ. “Nếu mỗi lần mạnh thường quân đến trao quà mà kêu hết mọi người lại thì đông lắm. Cho nên, tôi đứng ra nhận. Bà con ai cần món gì thì tôi đưa lại cho họ”, chú Quang chia sẻ về công việc “thủ kho” bất đắc dĩ của mình.

hoahoanchogagaoquan1 (1)

Bản thân chú Quang là một phu bốc xếp, gia đình có 5 nhân khẩu và nhà chú đã cháy rụi hoàn toàn trong vụ cháy lớn vừa qua.

Trận hỏa hoạn lớn ngày 1/12 đã đẩy nhiều người vào cảnh tay trắng, màn trời chiếu đất. Nhưng ngọn lửa oan nghiệt ấy không thể giết chết tinh thần lạc quan của những người con Sài Gòn hào sảng, chất phác. Bởi sức mạnh tinh thần phi thường ấy được nung đúc bởi một thứ tuy vô hình nhưng lại vô giá. Đó chính là tình người - cái tình giữa anh em “máu đỏ, da vàng”, giữa hàng xóm láng giềng, giữa “lá lành” và “lá rách”…

hoahoanchogagaoedit (1)

Tình người đã cứu sống niềm tin của những con người đang trong cảnh lầm than, giúp họ mạnh mẽ chiến đấu với số phận. Ngay cả trong những ngày tháng tối tăm nhất của cuộc đời, họ vẫn sống kiên cường với niềm tin mãnh liệt về một ngày mai tươi sáng.

Lạc quan và nhân ái. Dù đau nhưng vẫn cười, dù nghèo nhưng vẫn cho. Người Sài Gòn dễ thương như vậy đó!

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất