Sắc màu Cuộc Sống

Bị lừa vé máy bay Tết, hàng trăm du học sinh Úc 'đứng ngồi không yên'

Chia sẻ

Một đại lý vé máy bay trên mạng xã hội với tên gọi Vi Tran đã lừa đảo trót lọt tiền vé của hàng trăm du học sinh Úc.

Rất nhiều sinh viên Việt Nam tại Úc đang lâm vào cảnh đứng ngồi không yên, khi đã chuyển hàng ngàn đô Úc cho đại lý vé máy bay Vi Tran, nhưng không hề có tên trên các chuyến bay. Trên Facebook Hội sinh viên ở Úc, chủ đề này đã nhận được hơn trăm lượt thông tin phản hồi. 

Duhocsinh (5)

Facebook được cho là của cô gái bán vé máy bay lừa đảo.

Theo lời kể của nhiều người, thì họ được bạn bè và người quen giới thiệu cho facebook của một cô gái tên Vi Tran, chuyên bán vé máy bay cho du học sinh ở Úc với giá tốt thái độ nhiệt tình. Vì vậy, họ tin tưởng liên hệ qua Facebook để đặt vé cho dịp lễ Tết. Nhưng sau đó, họ thường gặp những tình trạng như gửi chậm vé, thông tin chuyến bay sai lệch, mã số vé không tồn tại vì chưa thanh toán, trước ngày bay thì báo rằng hết vé…

Chẳng hạn như trường hợp của bạn P.M.H, du học sinh ở Sydney đã đặt vé hai chiều về Việt Nam vào ngày 14/12 vừa qua với số tiền 1.400 đô Úc. Khi đang chờ làm thủ tục lên máy bay thì Vi Tran gọi báo rằng do hãng bán quá số vé nên số ghế của H. phải chờ đến chuyến sau và hoàn tiền. Nhưng vì cần đi gấp nên H. bảo Vi Tran mua giúp một vé khác và về Việt Nam trót lọt. 

Duhocsinh (6)

Hóa đơn chuyển tiền của bạn P.M.H.

Sau khi về Sài Gòn, H. đến hãng để kiểm tra lại mã vé chiều về Sydney thì bất ngờ phát hiện rằng vé của mình chưa hề được xuất do không thanh toán sau 12 tiếng đặt chỗ. H. lên tiếng cảnh báo thì được Vi Tran hứa mua vé khác để quay lại Úc hòng êm chuyện.

Không may mắn như H.. chị H.A. ở Melbourne đã mua 2 cặp vé khứ hồi cho chuyến bay về nước vào ngày 19/12 từ cô gái này. Chị A. và em mình đã lên sân bay, gia đình cũng đã chuẩn bi đi đón thì mới phát hiện mình không hề có tên trong danh sách bay. Đại lý này nhận sơ sót và cũng hứa bồi thường thiệt hại bằng cách mua vé của hãng khác cho 2 người về Việt Nam. Khi về đến quê nhà, 2 chị em cũng liên lạc Vi Tran để có vé về Úc lại nhưng đại lý này chỉ hứa suông. Đến 6/1, Vi tran đã khóa tài khoản và cả số điện thoại cầm tay. 

1452133307-du-hoc-sinh-bi-lua-ve-may-bay6

Vé máy bay chị em H.A. đặt của Vi Tran.

Ngay lúc đó trên mạng tràn ngập thông tin của các nạn nhân tố giác cô gái lừa đảo này, tất cả đều gặp những chiêu thức tương tự như hai trường hợp trên. Cư dân mạng ngay lập tức truy tìm thông tin của cô gái lừa đảo này và phát hiện ra thông tin cá nhân kèm theo chỗ ở của người thân cô nàng. 

Duhocsinh (4)

Duhocsinh (3)

Duhocsinh (2)

Nhiều người cho biết rằng họ từng là nạn nhân của cô, nhưng gia đình Vi Tran đã bồi thường và yêu cầu họ im lặng. “Vi Tran chỉ là tên giả. Gia đình người này sống tại thành phố Mỹ Tho. Chị ấy thường xuyên vay tiền mọi người. Khi người này đòi, chị ấy sẽ vay tiền của người khác để trả. Ngoài ra, chị ấy cũng mạo danh tên tuổi của bạn bè để lừa tiền của người ngoài”, một nguồn tin giấu tên chia sẻ với Zing. Số điện thoại và tài khoản mà các du học sinh cung cấp tên Facebook cũng hoàn toàn trùng khớp với thông tin về cô gái này.

Nhiều sinh viên phản hồi rằng họ đã có đơn đến cảnh sát thành phố Melbourne nhưng chỉ được ghi nhận thông tin vì đại lý Vi Tran ở thành phố Sydney, không thuộc bang Victoria. Vào 11 giờ sáng nay (giờ địa phương), hàng trăm du học sinh ở Melbourne đã tập trung tại trụ sở của Vietnam Airlines tại 350 Collins hòng nhờ hãng giúp đỡ.

Sau đó, họ tiếp tục thu thập chứng từ đến ngân hàng Commonweath nơi chuyển tiền cho Vi Tran để nhờ giúp đỡ. Ngân hàng đã yêu cầu những người bị lừa đảo tự mang thông tin cá nhân đến để giải quyết trong ngày 7/1. Nhưng hiện ngân hàng chỉ có thể đóng băng tài khoản của Vi Tran và gửi yêu cầu điều tra chứ chưa làm gì xa hơn.

Theo thống kê của nhóm VDS NSW- một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales của Australia, hiện đã có hơn 300 phản hồi về việc lừa đảo này. Sự việc hiện vẫn còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát.

Stephen Mcdaid, cảnh sát tại bang New South Wales cho biết tối qua 6/1, vị này đã tiếp chuyện với 17 người Việt và nhận khoảng 30 lá thư từ những người Việt Nam. Tất cả cùng tố cáo một người. 

Trong khi đó, đại diện của sở cảnh sát khu vực Burwood, Sydney cho hay, nhiều sở cảnh sát cũng đã nhận các phản ánh về vụ việc. Tuy nhiên, họ cần chuẩn bị nhiều thứ hơn trước khi vào cuộc.

“Các bạn nên khai báo tại sở cảnh sát và không nên gửi email tố cáo. Tiếp nhận một thông tin lớn như vậy khiến chúng tôi rất dễ nhầm lẫn”, Stephen Mcdaid khuyến cáo.

Chia sẻ
Tin mới nhất