Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Đã 44 năm kể từ ngày chiến tranh chính thức "rời" khỏi nước ta. 44 năm, gần với nửa đời người, nghĩa là nếu ai đó được sinh ra vào ngày độc lập; tuổi thơ, thanh xuân của họ, của con họ và thậm chí là của cháu họ không phải đớn đau nỗi đau bom đạn. Song, cái giá cho niềm hạnh phúc này không hề nhỏ.

Bài viết Anh Quân
Chia sẻ

Vậy là đã 44 năm (30/04/1975 - 30/04/2019) kể từ ngày nước ta chính thức giành lại độc lập từ tay kẻ thù. Bất cứ cuộc chiến nào khi đi qua đều sẽ hằn lại trên cuộc sống những người dân vô tội, những người lính kiên cường, những gia đình có con ra trận những nỗi đau khó diễn tả. Nếu bạn có ông bà, cha mẹ từng phải đội bom đội đạn, bất chấp kham khổ để chờ ngày độc lập, hẳn câu chuyện của họ về những tháng ngày khốc liệt sẽ đi cùng bạn qua những lời kể sâu sắc. Có thể qua cả những lời ru… “Hạt gạo làng ta, những năm bom Mỹ trút trên mái nhà, những năm cây súng theo người đi xa…”.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Còn nếu bạn không có dịp được nghe những người đi trước kể lại những đoạn hồi ức sống động, cháy bỏng và sâu lắng thì bạn có thể xem qua những bộ phim dưới đây. Những bộ phim điện ảnh này đã khắc hoạ lại một chặng đường lịch sử gian nan mà kiên cường của dân tộc - giai đoạn chống Pháp, chống Mĩ. Để bức tranh về lịch sử của độc giả được xuyên suốt, trình tự của các bộ phim được sắp xếp theo bối cảnh lịch sử trong kịch bản thay vì năm phát hành.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Bộ phim Áo lụa Hà Đông là bức tranh đẹp nhưng đượm buồn về cuộc sống của người nông dân sau khi Pháp thất bại ở Việt Nam năm 1945. Dần (diễn viên Trương Ngọc Ánh) và Gù (diễn viên Quốc Khánh) là hai trong số rất nhiều người nông dân phải bỏ xứ mà đi. Khi phiêu bạt đến Hội An, họ quyết định sẽ ở lại đây lập nghiệp. Thế nhưng, cái nghèo, cái dốt và giặc giã đã vây lấy, lăm le đoạt đi cuộc sống yên bình họ hằng ao ước. Thậm chí chiến tranh khốc liệt còn cướp đi của họ đứa con gái đầu lòng hiểu chuyện, bé Hội An.

Có thể nói, hình ảnh chiếc áo dài trắng được truyền từ đời mẹ của Gù đến Dần và sau đó là hai người con gái của Dần là chi tiết đắt nhất trong bộ phim. Dù cho số phận có lấm lem và đen đủi với cuộc đời họ ra sao, việc họ quan tâm nhất vẫn là giữ cho tà áo dài đó còn mãi. Bởi lẽ với người phụ nữ Việt Nam thời đó, còn được mặc trên người tà áo dài ngày nào, nghĩa là ngày đó họ còn có quyền hi vọng về ngày độc lập. Ngày mà khắp các nẻo đường, ai ai cũng tự hào được diện áo dài xuống phố.

Chính nhờ những giá trị sâu lắng này mà Áo lụa Hà Đông đã nhận được năm giải Cánh diều vàng năm 2006 và một giải bình chọn của khán giả tại Liên hoan phim quốc tế Busan cùng năm.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Vào những năm 1966 trở đi, chiến trường miền Nam nóng hổi hơn bao giờ hết vì Đế quốc Mĩ ra sức thực hiện các cuộc hành quân tìm diệt (truy lùng bộ đội Việt Nam ở các căn cứ). Vì lẽ đó, có rất nhiều các chiến sĩ đã không thể vượt qua được móng vuốt độc ác của giặc. Ở đó, trong chính những tháng ngày hành quân tìm diệt diễn ra ồ ạt nhất, câu chuyện Mùa gió chướng được lấy cảm hứng và ra đời.

Sáu Linh (diễn viên Thuỳ Liên), người chiến sĩ trẻ kiên cường, đã chiến đấu hết mình để buộc kẻ phản diện là Đại uý Long (diễn viên Lý Huỳnh) phải đầu hàng. Để tạo được kì tích này, cô đã phải tận mắt chứng kiến đồng đội của mình hi sinh, chồng của mình suýt bị chôn sống. Thế nhưng, nhờ tình yêu thương của những người dân xung quanh, sẵn sàng che chở cho cô dù biết nếu bại lộ, họ cũng sẽ phải nằm dưới nòng súng hung ác; Sáu Linh đã chiến thắng.

Tuy đây là bộ phim đầu tay, nhưng đạo diễn Nguyễn Hồng Sến đã khẳng định được tình yêu mãnh liệt của mình dành cho điện ảnh. Những ẩn ý như cái tên Mùa gió chướng báo hiệu chiến dịch càn quét vào mùa khô của Đế quốc Mĩ sắp nổ ra (gió chướng là tín hiệu của mùa khô) hay hình ảnh hoa sen chớm nở như tình yêu trai gái buổi đầu ngóng trông ngày hoà bình được nam đạo diễn đặt để vô cùng khéo léo xuyên suốt mạch phim.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Có thể nói, Cánh đồng hoang chính là kí ức không thể nào quên của rất nhiều khán giả có tình yêu lâu bền với điện ảnh Việt Nam. Không phải vì bộ phim có kĩ xảo đỉnh cao hay những cảnh phim mùi mẫn, bộ phim chỉ có một cánh đồng. Thế nhưng, trên cánh đồng này, những diễn viên đã khéo léo dẫn dắt khán giả trở về thời kì chiến tranh khốc liệt nhất. Những ai từng phải trải qua cảm giác chạy giặc, đặc biệt là những người ông, người bà, người cha, người mẹ trong gia đình bạn, sẽ rất xúc động khi thấy lại mình của ngày xưa được tái hiện trên màn ảnh.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Trong phim, hai nhân vật trung tâm - anh Ba Đô (diễn viên Lâm Tới) và chị Sáu Xoa (diễn viên Thuý An) - đã phải tìm cách sống sót dưới làn mưa bom cay nghiệt của không quân Mĩ. Nơi họ nương mình là một cánh đồng hoang. Bởi lẽ đây là cánh đồng hoang, vắng vẻ, nên giặc càng rải bom gắt gao hơn. Gia đình nhỏ của anh Ba và chị Sáu cũng khó khăn hơn trong việc ẩn náu. Đứa con bé bỏng là tài sản lớn nhất của cả hai cũng phải tập quen dần với những tiếng nổ vang rền của bom đạn từ nhỏ. Và xuyên suốt bộ phim, tình yêu họ dành cho con được thể hiện rõ nét qua cách họ trốn chạy sự truy đuổi của quân thù.

Hình ảnh khó quên mà Cánh đồng hoang gieo vào lòng khán giả đó là cảnh phim cuối cùng. Khi anh Ba Đô phải hi sinh vì gia đình, chị Sáu Xoa đã dùng chút sức mỏng của mình bắn rơi chiếc máy bay giặc. Trong máy bay, một tấm ảnh gia đình đã rơi ra. Lời kể của bộ phim vào lúc này trở nên đanh thép hơn bao giờ hết rằng bất cứ một cuộc chiến tranh nào khi nổ ra, dù kẻ mạnh hay kẻ yếu, dù kẻ thắng hay kẻ thua, cũng đều sẽ chịu sự tổn thương do mất mát.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Sau khi thất bại liên tiếp tại chiến trường miền Nam, Đế quốc Mĩ mong muốn leo thang chiến tranh nhằm tạo bất lợi cho Việt Nam khi kí kết Hiệp định Paris. Một trong số những cách Mĩ sử dụng ở Việt Nam lúc đó là điên cuồng ném bom xuống các tỉnh thành bên kia vĩ tuyến 17, Quảng Trị là nặng nề nhất.

Những trận bom đổ xối xả xuống Thành cổ như cách Mĩ trút giận lên Việt Nam. Mấy ai biết được những chiến sĩ đã hi sinh tại trận chiến này chất chứa trong mình ngọn lửa yêu nước đến tận phút cuối cùng. Câu chuyện của bốn anh chiến sĩ trẻ Hoàng (diễn viên Nguyễn Năng Tùng), Thành (diễn viên Lê Văn Thơm), Thăng (diễn viên Tô Tuấn Dũng), Long (diễn viên Nguyễn Thanh Sơn) trong Mùa cỏ cháy đã thay cho rất nhiều người đã nằm lại dưới đất Quảng Trị cất lên tiếng lòng phê phán chiến tranh gay gắt. Dù sau cùng, chỉ có một người trong số họ sống sót, nhưng hình ảnh về những người bạn, đồng đội đã phải ra đi luôn sáng mãi trong tâm trí người ở lại.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Cái tên Mùi cỏ cháy từng xuất hiện trong phim như một câu hỏi dành cho khán giả rằng vì sao lại là cỏ cháy? Và có lẽ, câu trả lời chỉ được giải đáp khi khán giả xem đến những thước phim cuối cùng. Mùi cỏ cháy ở đây chính là mùi của sự sống. Nghe có vẻ nghịch lí nhưng quả thật mùi cỏ cháy chính là thứ còn lại xộc vào mũi những chiến sĩ may mắn thoát chết sau thảm chiến. Dù đó không phải là mùi hương dễ chịu nhưng khi người chiến sĩ còn ngửi được mùi hương này, nghĩa là họ vẫn còn sống, vẫn còn cơ hội đấu tranh cho hoà bình và những người anh em đã nằm lại.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Hình ảnh người vợ chờ đợi chồng luôn là hình ảnh lung linh và sâu sắc về tình nghĩa phu thê của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh đó có một thời đã xuất hiện khắp các xóm làng hậu phương khi mà không chỉ có vợ tiễn chồng ra trận mà còn có mẹ từ biệt con. Và với họ, phải chăng sự chờ đợi không tin tức thật sự là nỗi đau tột cùng? Không, có một nỗi đau còn kinh khủng hơn mà chiến tranh đã tàn nhẫn giày vò những người phụ nữ đó là cướp đi người đàn ông của cuộc đời họ, sau đó bắt họ sống trong im lặng, mặc cho sự thật phũ phàng đang ngày ngày giày xéo cõi lòng. Biết người mình yêu đã ra đi nhưng lại không thể khóc một lần như dốc cạn hết tấm lòng để tiễn đưa khác gì bi kịch cuộc đời?

Nỗi đau này được lột tả không sót một cung bậc nào qua bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười. Bộ phim kể về cô Duyên (diễn viên Lê Vân) dù hay tin người chồng đã hi sinh ở chiến trường biên giới Tây Nam nhưng lại không thể kể bí mật này ra với ai. Ngoài vai trò là vợ của người chồng đã hi sinh, cô còn mang trên mình vai trò là một cô con dâu trong gia đình, vì thế cô phải cắn răng che giấu bi thương để không một ai trong gia đình phải đau lòng như cô. Thế nhưng, càng giấu kín, nỗi đau đó càng sâu thêm. Càng bẽ bàng hơn, những nỗ lực của cô lại không được mọi người nhìn nhận, mãi cho đến khi sự thật được phơi bày.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Chi tiết Duyên một mặt thì tìm cách gửi thư thay chồng về để gia đình không lo lắng, một mặt khác lại cố gắng thuyết phục bản thân rằng tin anh hi sinh chỉ là lầm lẫn khiến nhiều khán giả thổn thức. Nhiều người vẫn cho rằng xông pha chiến đấu nơi tiền tuyến mới có đau thương, nỗi đau xác thịt, thế nhưng qua nhân vật Duyên, chúng ta lại thấy được một nỗi đau rất khác, đau từ sâu trong tâm khảm lan toả khắp cơ thể nhưng nước mắt lại không được phép rơi. Chờ đợi đôi khi không phải hạnh phúc, nhất là chờ đợi tin bình an của người mà chúng ta yêu thương.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Có người đã nhận định, điện ảnh Việt Nam từng chạm đến đỉnh cao nhờ vào những bộ phim khắc hoạ chiến tranh một cách trung thực đến trần trụi. Thật vậy và không chỉ có năm bộ phim nêu trên mà có rất nhiều bộ phim có thể chứng minh cho nhận định này. Có lẽ, nỗi đau của chiến tranh thật sự quá lớn, lớn đến nỗi đã ăn sâu vào tâm trí của bất cứ một ai thuộc dân tộc Việt Nam.

Chính vì vậy, cách những người diễn viên thể hiện các nhân vật của mình mới thật nhiệt huyết và tự nhiên như chính dòng máu đỏ yêu nước đang chảy trong tim mỗi người. Và cách mà các khán giả cảm nhận rõ ràng từng chi tiết trên phim lại vô cùng nhẹ nhàng và dễ dàng. Bởi lẽ nếu họ không từng trải qua những câu chuyện xuất hiện trên phim thì ông bà, cha mẹ của họ có lẽ cũng từng sống dưới những thước phim cuộc đời tương tự những gì các diễn viên thể hiện, thậm chí còn khốc liệt hơn. Thế là thế hệ đi trước đã truyền cho thế hệ đi sau tình yêu da diết với dòng phim này. Vì ai cũng thấy mình ở một góc nào đó trong phim chiến tranh, có thể nhiều có thể ít, nên thể loại phim này mới có thể sống mãi với thời gian.

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Những kiệt tác của điện ảnh Việt giữa không khí hào hùng ngày 30/04

Xem những bộ phim này, chúng ta đôi khi không chỉ có tự hào rằng: “Các bạn xem kìa, ông cha tôi đã từng oai như vậy đấy”; mà xem những bộ phim này cho chúng ta cơ hội thấu hiểu những hi sinh to lớn mà cha anh ta đã phải chấp nhận, bao gồm thanh xuân, tình yêu và gia đình.

Bài viết

Anh Quân

Thiết kế

Tuấn Lê

Chia sẻ