Phim Ảnh

Điện ảnh Việt đang bị 'truyền hình hoá'?

Đức Thành
Chia sẻ

Đôi khi, người viết bước chân ra khỏi rạp sau 90 xem hết một bộ phim Việt để rồi tự hỏi chính bản thân mình rằng: Phải chăng mình vừa xem một tác phẩm điện ảnh hay một bộ phim truyền hình được "khoác áo" điện ảnh?

“Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền.”

Từ điển mở Wikipedia định nghĩa điện ảnh như vậy trong phần viết về bộ môn nghệ thuật thứ 7.

Thế giới đi một đàng…

Trong một định nghĩa khác, phim truyền hình được mô tả như sau: “Phim truyền hình là các thể loại phim được sản xuất đại trà để phát sóng trên các kênh truyền hình một cách rộng rãi. Chúng có thể được thu hình trên băng từ, đĩa kỹ thuật số hoặc trên cả phim nhựa 16 ly. Đặc điểm chung là khuôn hình thuờng hẹp, cỡ cảnh thường lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kể về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Vì vậy phim truyền hình cũng có những hạn chế nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh.”

Hai nam tài tử hàng đầu sẽ cùng xuất hiện trong một TV Series

Hai nam tài tử hàng đầu sẽ cùng xuất hiện trong một TV Series

Đó là sự khác nhau về cơ bản giữa những bộ phim chiếu trên tivi và trên màn ảnh rộng tại rạp chiếu bóng, điều này đương nhiên về mắt thường, công chúng vẫn có thể nhận biết được. Hoặc đơn giản hơn, phim chiếu rạp thì mất tiền còn phim truyền hình thì (đa phần) miễn phí.

Xu thế trên thế giới bây giờ, đặc biệt là ở ngành công nghiệp điện ảnh truyền hình Mỹ, khoảng cách giữa truyền hình và điện ảnh không quá lớn. Có những series phim mà người xem thấy bóng dáng của điện ảnh trong đó từ sự đầu tư, cốt truyện cho đến sự đầu tư chất xám, tính sáng tạo lẫn sự cầu kì, chỉn chu trong tất cả các khâu. Ví dụ như Game of Thrones mùa 6 vừa kết thúc chẳng hạn. Chính bởi vậy, những ngôi sao truyền hình tại Mỹ cũng có những vị thế đáng nể so với những ngôi sao điện ảnh.

Game of thrones - một "siêu phẩm truyền hình" đúng nghĩa

Game of thrones - một “siêu phẩm truyền hình” đúng nghĩa

Trong một diễn biến khác thì những ngôi sao hạng A của Hollywood cũng đang “rậm rịch” để xuất hiện trên các “siêu phẩm truyền hình”. Ví dụ như Rachel Mc Adam, Colin Farrell, Vince Vaughn với series phim như True detective; Will Smith cũng đang tiến hành chuyển thể bộ phim Hitch nổi đình nổi đám năm 2005 thành một sản phẩm của màn ảnh nhỏ; Scarlett Johansson cũng sẽ xuất hiện trong TV series có tên The custom of the country, Keanu Reeves cũng sẽ xuất hiện trong Rain hoặc Hally Berry với Extant

Hãy quên Black Widow đi và đón đợi Scarlett ở phân khúc truyền hình

Hãy quên Black Widow đi và đón đợi Scarlett ở phân khúc truyền hình

Họ là những ngôi sao hàng đầu của “kinh đô điện ảnh thế giới” nên việc họ xuất hiện trong những bộ phim truyền hình cũng là điều đáng mong đợi. Bên cạnh đó, việc những tên tuổi đang ở độ ăn khách như kể trên nhận lời tham gia vào một bộ phim truyền hình thì hẳn nhiên bộ phim đó có điều đáng để mong đợi bởi nó sẽ còn là danh dự của cả những ngôi sao hạng A vốn đã được yêu quý nồng nhiệt qua các siêu phẩm điện ảnh xưa giờ. 

Chúng ta đi một kiểu… khác biệt

Nhưng, đó là xứ người và sự so sánh giữa một nền điện ảnh truyền hình thuộc về vùng trũng và một nền thuộc về đỉnh cao của thế giới là điều không nên bởi khoảng cách là quá lớn. Và bài viết này cũng không có ý định so sánh như vậy. Thế nhưng, nói về tính xu thế để thấy sống trong một thế giới mà mọi sự được cập nhật liên tục, ảnh hưởng thấy ngay trước mắt thì việc đi ngược lại là điều khá lạ lẫm.

Hãy dự đoán số ngày những bộ phim dạng như thế này sẽ "chìm vào quên lãng"? Nhanh thôi!

Hãy dự đoán số ngày những bộ phim dạng như thế này sẽ “chìm vào quên lãng”? Nhanh thôi!

Trở về với thực tế với các bộ phim chiếu rạp trong nước gần đây, không khó để thấy đó không khá hơn những bộ phim truyền hình được mang ra rạp chiếu. Câu chuyện đơn giản, cách kể chuyện thiếu duyên, tình huống không hấp dẫn, kéo dài và lê thê câu chuyện khiến người xem có cảm giác cố cho hết 90 phút để hoàn thành một bộ phim và phụ thuộc quá nhiều vào các diễn viên danh tiếng (chủ yếu là lĩnh vực hài) để câu kéo khán giả đến coi phim là những điều dễ nhận thấy nhất ở những tác phẩm ra rạp vào thời điểm này của điện ảnh Việt.

Sự cẩu thả trong cung cách làm việc và diễn xuất cũng là điều đáng nhắc tới. Với khán giả dễ tính thì “sao cũng được” nhưng với những người cho rằng ra phim để thưởng thức một tác phẩm cho đáng đồng tiền bát gạo với tấm vé thì rõ ràng những bộ phim như Cao thủ ẩn danh, Bảo mẫu siêu quậy 2 là không thể đáp ứng được.

Bên cạnh đó là một loạt những diễn viên “bỗng dưng xuất hiện” cứ như thể là một tài năng mới được “phát lộ”. Điều đáng nói nếu như họ làm tốt vai diễn của mình thì không nói còn đằng này sự xuất hiện của họ thật giống như “bình bông di động” trên khung hình lớn tại rạp.

Có nên nhìn nhận những bộ phim như thế này là một tác phẩm điện ảnh?

Có nên nhìn nhận những bộ phim như thế này là một tác phẩm điện ảnh?

Bên đó là những gương mặt “bào mòn” các suất chiếu như Hoài Linh, Việt Hương, Trấn Thành, Thu Trang cũng là điều ít nhiều cũng thấy sự “bạo hành” của các gương mặt trên đối với các phim chiếu rạp. Tất nhiên những cái tên của họ ít nhiều bảo đảm được doanh thu phòng vé ở một mức tạm gọi là an toàn nhưng ở một chiều nào đó, những cái tên đó cũng không chắc đảm bảo được chất lượng bộ phim. Thậm chí, có những phim mà sự xuất hiện của Hoài Linh, Việt Hương là biết phim đó…hài nhảm.

Chúng ta hẳn phải nên cảm ơn Tina Tình vì sự dũng cảm của cô?

Chúng ta hẳn phải nên cảm ơn Tina Tình vì sự dũng cảm của cô?

Hay mới đây nhất vụ việc Tina Tình và đoàn phim Mặt nạ máu cũng ít nhiều cho thấy sự nghiệp dư của một đoàn làm phim tại Việt Nam. Chuyện “đấu đá nội bộ” không hiếm và cũng không phải là chưa bao giờ xảy ra nhưng đến mức độ lôi nhau lên facebook lên mặt báo để thưa kiện nhau thì thật là một điều quá mức chịu đựng. Tất cả cũng chỉ từ một chữ “Tình” nhưng không phải trong tên của cô ca sĩ mà xuất phát từ thực trạng làm phim khi nhà sản xuất có “Tình” với nữ chính - như lời tố cáo của cô ca sĩ Việt kiều Tiệp khắc. Phải chăng vì vậy mà những gương mặt điện ảnh ngày càng “truyền hình hoá” cũng góp phần làm cho “màn ảnh rộng” ngày thu hẹp thành “màn hình nhỏ” ngay tại rạp chiếu?

Tiếp theo: Khán giả dễ dãi hay người sản xuất đang coi thường người xem? 

Chia sẻ

Bài viết

Đức Thành

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất