Vì sao chẳng ai đến thăm quốc gia hạnh phúc nhất thế giới?

Chia sẻ

Bhutan được coi là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, tuy nhiên số lượng khách du lịch đến đây hàng năm lại rất ít.

Bhutan nằm giữa Trung QuốcẤn Độ, có diện tích 47.500 m2, dân số khoảng 750.000 dân, hầu hết theo đạo Phật. Bhutan còn được gọi bằng cái tên trìu mến “Shangri-La cuối cùng”. Đây là đất nước mà đa số người dân theo đạo Phật, nên đi đến bất cứ nơi đâu bạn cũng nhìn thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay trong gió. Ngoài ra, Bhutan còn gắn liền với huyền thoại Rồng sấm, thiên đường của miền hạ giới, khiến ai từng một lần đặt chân đến cũng trân trọng cuộc sống và cảm nhận như đang sống ở thiên đường.

Những thiền viện, pháo đài cổ kính nằm sâu trong những thung lũng xanh mướt ở Bhutan là nét đẹp hấp dẫn khách du lịch ở xứ sở tách biệt với nền văn minh nhân loại này.

Những thiền viện, pháo đài cổ kính nằm sâu trong những thung lũng xanh mướt ở Bhutan là nét đẹp hấp dẫn khách du lịch ở xứ sở tách biệt với nền văn minh nhân loại này.

Có thể nói, Bhutan là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trên toàn thế giới bởi sự hoang sơ cũng như bí ẩn mà quốc gia Phật giáo này đang lưu giữ. Tuy nhiên, số lượng khách đặt chân đến thăm vùng đất được coi là “viên ngọc của dãy Himalaya” hàng này đều rất thấp, khoảng hơn 100.000 người. Vậy nguyên nhân gì khiến nền du lịch tại quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trở nên có vẻ ảm đảm như vậy?
 
Hạn chế du lịch
 

Lý do quan trọng nhất để du lịch Bhutan không đón một số lượng lớn khách thăm quan hàng năm đó là chính sách hạn chế du lịch. Bhutan mở cửa để phát triển kinh tế du lịch, nhưng đồng thời áp dụng chính sách chặt chẽ để kiểm soát số lượng du khách hàng năm trong khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng địa phương và không ảnh hưởng đến môi trường cũng như các di sản văn hóa.

Bhutan có rất nhiều điều thú vị để khám phá nhưng không phải ai cũng có thể đặt chân đến vùng đất này. Ảnh: Dailymail

Bhutan có rất nhiều điều thú vị để khám phá nhưng không phải ai cũng có thể đặt chân đến vùng đất này. Ảnh: Dailymail

Cách quản lý số lượng du khách cũng rất độc đáo. Bhutan không hạn chế cấp visa, nhưng quy định mọi du khách đều phải mua tour trọn gói của các công ty do nhà nước cấp phép hoạt động, với mức phí tối thiểu cho một ngày lưu trú là $200. Mức giá khá cao này giúp ngành du lịch Bhutan, dù chỉ phục vụ một lượng khách nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và bảo tồn.

 
Việc trao đổi tiền tệ của du khách bị hạn chế
 
Tiền Bhutan gọi là Ngultrum (Nu). Một đô la Mỹ bằng khoảng 46 Nu. Có rất ít ngân hàng ở Bhutan, do vậy, khi tới du lịch Bhutan, du khách nên mang theo đô la Mỹ. Phần lớn các cửa hàng ở Bhutan đều có chấp nhận thanh toán bằng tiền đô.
 

Khách du lịch cũng nên đổi một ít tiền Bhutan khi tới sân bay. Khi đổi một đồng $50 hoặc $100, du khách có thể có được tỷ giá tốt hơn so với đổi một đồng $20 hoặc nhỏ hơn.

Ngân hàng, thẻ tín dụng, máy ATM không phổ biến ở Bhutan. (Ảnh: Bank of Bhutan)

Ngân hàng, thẻ tín dụng, máy ATM không phổ biến ở Bhutan. Ảnh: Bank of Bhutan

Tại Bhutan có rất ít máy rút tiền tự động ATM và hầu hết trong đó đều phục vụ cho người địa phương. Thẻ tín dụng ở Bhutan cũng không được sử dụng rộng rãi, chỉ có một vài cửa hàng thủ công mỹ nghệ và khách sạn lớn ở Thimpu mới chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các giao dịch qua thẻ cũng rất mất thời gian và bị tính phí rất cao, và việc xác nhận thanh toán chỉ diễn ra từ 9h sáng đến 5h chiều. Điều này gây khó khăn cho những du khách muốn thanh toán bằng thẻ tín dụng vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Điện thoại, internet không phát triển

 Một lý do khác sẽ làm không ít khách du lịch không thích đó chính là thông tin liên lạc ở Bhutan rất hạn chế. Ở Bhutan có rất ít cột điện thoại di động và thường ở xa đường cái. Ở các thành phố lớn như Paro, Thimpu và Bumthang sóng di động được cung cấp tốt hơn nhưng kể cả có bắt được sóng thì đường truyền cũng thường rất hay bị bận. So với gọi điện thì nhắn tin sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Đất nước xinh đẹp trên dãy Himalaya này khá tách biệt với thế giới bên ngoài bởi thông tin liên lạc ít và hạn chế. (ảnh: Vnexpress)

Đất nước xinh đẹp trên dãy Himalaya này khá tách biệt với thế giới bên ngoài bởi thông tin liên lạc ít và hạn chế. Ảnh: Vnexpress

Internet ở Bhutan cũng không được phổ biến rộng rãi hơn. Một số khách sạn lớn ở Bhutan thường có cài đặt wifi và một vài quán café internet xuất hiện ở các thành phố lớn như Thimpu và Bumthang. Một số khách sạn nhỏ hơn cũng có máy tính cho khách truy cập mạng nhưng đường truyền thường rất chậm.
 
Hàng không ở Bhutan
 

Ở Bhutan chỉ có duy nhất một sân bay quốc tế đó là sân bay Paro, cách thủ đô Thimphu 65km. Du khách muốn bay tới Bhutan phải quá cảnh ở Bangkok, Singapore hoặc Nepal. Hiện chỉ có DrukAir - hãng hàng không hoàng gia Bhutan là hãng duy nhất có thể bay đến Bhutan. Lý do là vì sân bay nằm trong thung lũng, đường băng ngắn, chỉ có thể cất hạ cánh ban ngày nên chỉ có DrukAir là có máy bay vừa nhỏ (Airbus A319) có động cơ được thiết kế riêng và đội ngũ phi công kinh nghiệm, được cấp phép hạ cánh xuống sân bay Paro là có thể bay đến nơi này.

Sân bay Paro nhỏ và ngắn, nằm lọt thỏm giữa các ngọn núi cao khiến việc cất, hạ cánh là một thách thức với các phi công. Theo tờ Daily Mail, hiện toàn thế giới có chưa đến chục phi công được cấp phép hạ cánh tại sân bay này. (ảnh: Vnexpress)

Sân bay Paro nhỏ và ngắn, nằm lọt thỏm giữa các ngọn núi cao khiến việc cất, hạ cánh là một thách thức với các phi công. Theo tờ Daily Mail, hiện toàn thế giới có chưa đến chục phi công được cấp phép hạ cánh tại sân bay này. Ảnh: Vnexpress

DrukAir có 2 chuyến bay đến Paro mỗi ngày từ thủ đô Bangkok của Thái Lan và 2 chuyến mỗi tuần (thứ 5, CN) từ Singapore. Ngoài ra DrukAir còn có các chuyến bay hàng ngày từ Nepal và các thành phố ở Ấn Độ. 

Vé máy bay của DrukAir là loại vé đầy đủ, không có vẻ ưu đãi, khuyến mại hay giảm giá. Chỉ có hai loại là Economy Y và Business J (tương đương Eco Flex và Business Flex của Vietnam Airlines). Vì vậy vé máy bay của Druk Air rất đắt. Vé khứ hồi hạng Y cho hành trình 3 tiếng bay từ Bangkok đi Paro và ngược lại là 868USD (đã bao gồm thuế). Vé hạng J khứ hồi là 1.027USD cho hành trình khứ hồi Bangkok - Paro.
 
Ẩm thực Bhutan
 
Văn hóa Bhutan mang đậm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngoài các pháo đài cổ (dzong) được xây dựng khoảng thế kỷ XIV để canh gác, bảo vệ lãnh thổ mà ngày nay được sử dụng như các công sở thì đi đâu cũng thấy chùa chiền và tu viện Phật giáo. Nên có rất nhiều món ăn hàng ngày của Bhutan là món chay chỉ có rau củ quả khiến nhiều khách du lịch không quen.
 
Tuy nhiên, những người dân ở vùng đồi núi cao ăn nhiều thịt, nhất là các loại bò và gia cầm. Các món súp thịt nấu gạo và rau khô nêm nhiều gia vị cay được ưa thích trong mùa lạnh. Các thực phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là bơ và phô mát cũng tiêu thụ rất nhiều. Về đồ uống, ngoài trà, người ta cũng uống nhiều rượu gạo và bia nữa.
Món ăn truyền thống của đất nước này có tên gọi Datse, một hỗn hợp giữa ớt và pho mát. Ảnh: Vnexpress

Món ăn truyền thống của đất nước này có tên gọi Datse, một hỗn hợp giữa ớt và pho mát. Ảnh: Vnexpress

Nhiều quy định hạn chế đối với  khách du lịch
 
- Khi tham quan du lịch ở Bhutan, có một số vị trí nhạy cảm như cung điện hoàng gia, là không được chụp hình. Hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn du khách điều này. Đừng cố chụp và nhất là sau đó đưa lên mạng vì người hướng dẫn viên địa phương có thể sẽ gặp rắc rối lớn.
 
- Du khách được phép tham quan các đền chùa, nhưng không được chụp ảnh nội thất, khi đến những nơi trang nghiêm, du khách bắt buộc phải mặc trang phục chỉnh tề, quần dài, áo có cổ và mang giày có vớ, không được mang giày vào trong.
Người dân Bhutan mặc trang phục truyền thống hàng ngày nên khi đến thăm quan những nơi trang nghiêm du khách cũng nên ăn mặc kín đáo như người bản địa. (Ảnh: Roughguides)

Người dân Bhutan mặc trang phục truyền thống hàng ngày nên khi đến thăm quan những nơi trang nghiêm du khách cũng nên ăn mặc kín đáo như người bản địa. Ảnh: Roughguides

- Thuốc lá bị cấm tuyệt đối tại Bhutan, mức án sẽ từ 2 - 5 năm tù giam cho các hành vi vi phạm.
- Không bắt cá, giết thú, chặt cây, hái hoa,…những hành vi đó có thể sẽ làm phiền lòng người dân và khiến cho nhà chức trách phải chú ý đến.
Chia sẻ
Tin mới nhất