Âm Nhạc

Miu Lê lần đầu đứng chung sân khấu với Hồng Nhung, Thanh Lam tưởng nhớ Trịnh Công Sơn

Chia sẻ

Lần đầu tiên ca sĩ trẻ Miu Lê được đứng chung sân khấu với diva Hồng Nhung, Thanh Lam, Tùng Dương và thể hiện những nhạc phẩm da diết, đầy triết lý về cuộc sống của Trịnh trong đêm nhạc “Như cánh vạc bay”.

Trong đêm nhạc Như cánh vạc bay, kỷ niệm 15 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn ra ở Nhà hát lớn Hà Nội tối qua 1/4, ca sĩ Miu Lê đã có vinh dự đứng chung sân khấu với các ca sĩ đàn anh, đàn chị đi trước, đã thành công với dòng nhạc Trịnh như NSƯT Thanh Lam, Hồng Nhung, Quang Dũng, Tùng Dương hay nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn. Trong đêm nhạc, Miu Lê thể hiện ngọt ngào, truyền cảm ca khúc Còn tuổi nào cho em và Diễm xưa. Đây là hai nhạc phẩm mà giọng ca 9X có dịp thể hiện trong bộ phim Em là bà nội của anh.

Trong đêm nhạc Như cánh vạc bay, kỷ niệm 15 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn ra ở Nhà hát lớn Hà Nội tối qua 1/4, ca sĩ Miu Lê đã có vinh dự đứng chung sân khấu với các ca sĩ đàn anh, đàn chị đi trước, đã thành công với dòng nhạc Trịnh như NSƯT Thanh Lam, Hồng Nhung, Quang Dũng, Tùng Dương hay nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn. Trong đêm nhạc, Miu Lê thể hiện ngọt ngào, truyền cảm ca khúc Còn tuổi nào cho emDiễm xưa. Đây là hai nhạc phẩm mà giọng ca 9X có dịp thể hiện trong bộ phim Em là bà nội của anh.

Với giọng hát ngọt ngào, cô đã thể hiện khá thành công 2 nhạc phẩm bất hủ của Trịnh. Miu Lê đại diện cho thế hệ ca sĩ trẻ hát những ca khúc của vị nhạc sĩ tài hoa với hơi thở của thời đại. Giọng ca mình yêu nhau từ bao giờ tâm sự, hát nhiều những ca khúc của Trịnh Công Sơn là điều cô ấp ủ. Trong thời gian tới khi đã học hỏi được nhiều hơn tư duy và vốn sống thì đó là thời điểm thích hợp để cô tiếp cận sâu hơn với nhạc Trịnh.

Với giọng hát ngọt ngào, cô đã thể hiện khá thành công 2 nhạc phẩm bất hủ của Trịnh. Miu Lê đại diện cho thế hệ ca sĩ trẻ hát những ca khúc của vị nhạc sĩ tài hoa với hơi thở của thời đại. Giọng ca Mình yêu nhau từ bao giờ tâm sự, hát nhiều những ca khúc của Trịnh Công Sơn là điều cô ấp ủ. Trong thời gian tới khi đã học hỏi được nhiều hơn tư duy và vốn sống thì đó là thời điểm thích hợp để cô tiếp cận sâu hơn với nhạc Trịnh.

Với đêm nhạc Như cánh vạc bay thì phần trình diễn của diva Hồng Nhung được khán giả chờ đón nhất, bởi lẽ “Bống” từng có thời gian dài tiếp xúc với Trịnh, nghe Trịnh kể về những cảm xúc trong từng nhạc phẩm của ông, chính vì vậy, khi cất giọng, Hồng Nhung sẽ truyền tải được thông điệp, ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm.

Với đêm nhạc Như cánh vạc bay thì phần trình diễn của diva Hồng Nhung được khán giả chờ đón nhất, bởi lẽ “Bống” từng có thời gian dài tiếp xúc với Trịnh, nghe Trịnh kể về những cảm xúc trong từng nhạc phẩm của ông, chính vì vậy, khi cất giọng, Hồng Nhung sẽ truyền tải được thông điệp, ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm.

Trong đêm nhạc, diva Hà thành ngân những nốt dài (long notes) đầy tinh tế khiến khán phòng cũng phải rướn người lên một cách nhẹ nhàng.

Trong đêm nhạc, diva Hà thành ngân những nốt dài (long notes) đầy tinh tế khiến khán phòng cũng phải rướn người lên một cách nhẹ nhàng.

Hồng Nhung thể hiện 5 ca khúc gồm: Ru tình, Cũng sẽ chìm trôi, Cuối cùng cho một tình yêu, Bống không là bống và Ru em từng ngón xuân nồng. Giọng hát của Hồng Nhung như môt thanh âm trong trẻo biến hóa từ sâu lắng, trầm khúc, đượm buồn sang vui tươi, lảnh lót. Mặc dù sức khỏe không tốt (Hồng Nhung bị dị ứng và phải đeo kính) nhưng phần thể hiện của Hồng Nhung vẫn chiếm trọn trái tim khán giả.

Hồng Nhung thể hiện 5 ca khúc gồm: Ru tình, Cũng sẽ chìm trôi, Cuối cùng cho một tình yêu, Bống không là bống và Ru em từng ngón xuân nồng. Giọng hát của Hồng Nhung như môt thanh âm trong trẻo biến hóa từ sâu lắng, trầm khúc, đượm buồn sang vui tươi, lảnh lót. Mặc dù sức khỏe không tốt (Hồng Nhung bị dị ứng và phải đeo kính) nhưng phần thể hiện của Hồng Nhung vẫn chiếm trọn trái tim khán giả.

Trong đêm nhạc, Hồng Nhung thể hiện ca khúc Cũng sẽ chìm trôi được phối khí bởi nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn. Ca khúc này cô rất ít khi biểu diễn trên sân khấu và khi viết bài hát này, Trịnh đã viết trước cho Hồng Nhung, giúp cô đến với thế giới âm nhạc chuyên nghiệp. “Có nhiều hơn 3 tác phẩm Trịnh viết cho tôi nhưng tôi chỉ nhận những ca khúc nào anh Sơn đặt tên như Thủa bống là người hay Bống không là bống, còn những ca khúc khác sợ lắm”, Hồng Nhung hóm hỉnh.

Trong đêm nhạc, Hồng Nhung thể hiện ca khúc Cũng sẽ chìm trôi được phối khí bởi nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn. Ca khúc này cô rất ít khi biểu diễn trên sân khấu và khi viết bài hát này, Trịnh đã viết trước cho Hồng Nhung, giúp cô đến với thế giới âm nhạc chuyên nghiệp. “Có nhiều hơn 3 tác phẩm Trịnh viết cho tôi nhưng tôi chỉ nhận những ca khúc nào anh Sơn đặt tên như Thủa bống là người hay Bống không là bống, còn những ca khúc khác sợ lắm”, Hồng Nhung hóm hỉnh.

Bên cạnh đó, phần song ca giữa Hồng Nhung với Quang Dũng trong ca khúc Tình nhớ cũng tạo nên sự thú vị cho đêm nhạc.

Bên cạnh đó, phần song ca giữa Hồng Nhung với Quang Dũng trong ca khúc Tình nhớ cũng tạo nên sự thú vị cho đêm nhạc.

Chất giọng kỹ thuật và đầy nội lực, diva Thanh Lam đã thể hiện dữ dội, kịch tính và tươi mới những ca khúc Ru đời đi nhé, Này em có nhớ, Tôi ru em ngủ của Trịnh. Giọng hát của nữ diva u hoài, thênh thang khiến nhạc Trịnh trở nên ấn tượng hơn trong đêm nhạc tưởng nhớ 15 năm ngày Trịnh Công Sơn về “cõi tạm”.

Chất giọng kỹ thuật và đầy nội lực, diva Thanh Lam đã thể hiện dữ dội, kịch tính và tươi mới những ca khúc Ru đời đi nhé, Này em có nhớ, Tôi ru em ngủ của Trịnh. Giọng hát của nữ diva u hoài, thênh thang khiến nhạc Trịnh trở nên ấn tượng hơn trong đêm nhạc tưởng nhớ 15 năm ngày Trịnh Công Sơn về “cõi tạm”.

Vết lăn trầm ca khúc trìu tượng và giàu triết lý sống được Thanh Lam và Tùng Dương thể hiện rất nhịp nhàng và truyền cảm. Giống như những lần song ca trước đó, trong đêm nhạc này, Tùng Dương và Thanh đã tạo thành cặp bài trùng thăng hoa, điểm xuyết và tôn thêm giọng hát của mỗi người trong tình khúc lúc sâu lắng.

Vết lăn trầm - Ca khúc trừu tượng và giàu triết lý sống được Thanh Lam và Tùng Dương thể hiện rất nhịp nhàng và truyền cảm. Giống như những lần song ca trước đó, trong đêm nhạc này, Tùng Dương và Thanh đã tạo thành cặp bài trùng thăng hoa, điểm xuyết và tôn thêm giọng hát của mỗi người trong tình khúc lúc sâu lắng.

Riêng Tùng Dương hát trong đêm nhạc này, anh mang đến 3 ca khúc là Ru ta ngậm ngùi, Xin cho tôi và Tiến thoái lưỡng nam. Riêng bài hát Tiến thoái lưỡng nam được phối khí mới bởi nhạc sĩ Hồng Kiên (ban nhạc Anh Em) đậm chất Jazz đã tạo nên dấu ấn mới lạ trong nhạc phẩm của Trịnh.

Trong đêm nhạc này, Tùng Dương mang đến 3 ca khúc là Ru ta ngậm ngùi, Xin cho tôi và Tiến thoái lưỡng nam. Riêng bài hát Tiến thoái lưỡng nam được nhạc sĩ Hồng Kiên (ban nhạc Anh Em) phối khí mới, mang đậm chất Jazz đã tạo nên dấu ấn mới lạ trong nhạc phẩm của Trịnh.

Xen giữa các phần trình diễn là những chia sẻ, hồi tưởng của giọng ca Chiếc khăn Piêu. Anh tâm sự: “Hôm nay, không hẹn mà gặp, chúng tôi đều mặc đồ màu để tượng niệm đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa, nồng hậu. Mỗi người nghệ sĩ khi hát nhạc ông đều cảm thấy sự đồng cảm ở tinh thần và trạng thái khác nhau. Chẳng hạn như chị Khánh Ly, một giọng ca huyền thoại với tất cả sự liêu trai, u sầu, chị Hồng Nhung với sự tươi mới, lạc quan, còn tôi và Thanh Lam cảm nhận nhạc ông với sự mê mị. Tất cả những điều đó khiến cho nhạc Trịnh mãi trường tồn và luôn được đông đảo khán giả yêu mến”.

Xen giữa các phần trình diễn là những chia sẻ, hồi tưởng của giọng ca Chiếc khăn Piêu. Anh tâm sự: “Hôm nay, không hẹn mà gặp, chúng tôi đều mặc đồ màu để tượng niệm đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa, nồng hậu. Mỗi người nghệ sĩ khi hát nhạc ông đều cảm thấy sự đồng cảm ở tinh thần và trạng thái khác nhau. Chẳng hạn như chị Khánh Ly, một giọng ca huyền thoại với tất cả sự liêu trai, u sầu, chị Hồng Nhung với sự tươi mới, lạc quan, còn tôi và Thanh Lam cảm nhận nhạc ông với sự mê mị. Tất cả những điều đó khiến cho nhạc Trịnh mãi trường tồn và luôn được đông đảo khán giả yêu mến”.

Phần trình diễn của Quang Dũng với Em cò nhớ hay em đã quyên, Lặng lẽ nơi này, Dấu chân địa đàng cũng nhận được sự ủng hộ của khán giả. Giọng ca nội lực và tình cảm của Quang Dũng khiến hội trường lắng đọng càng thêm lắng đọng.

Phần trình diễn của Quang Dũng với Em cò nhớ hay em đã quyên, Lặng lẽ nơi này, Dấu chân địa đàng cũng nhận được sự ủng hộ của khán giả. Giọng ca nội lực và tình cảm của Quang Dũng khiến hội trường lắng đọng càng thêm lắng đọng.

Nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn mê hoặc khán giả trong nhạc phẩm Em đi bỏ lại con đường. Trần Manh Tuấn là người chủ trương đưa Jazz vào nhạc Trịnh nhưng ông cho biết, hông bao giờ thổi nguyên vẹn, mà luôn phá phách những khúc giữa bài.

Nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn mê hoặc khán giả trong nhạc phẩm Em đi bỏ lại con đường. Trần Manh Tuấn là người chủ trương đưa Jazz vào nhạc Trịnh nhưng ông cho biết, hông bao giờ thổi nguyên vẹn, mà luôn phá phách những khúc giữa bài.

Nhóm múa góp phần tạo nên những tiết mục thăng hoa của người nghệ sĩ.

Nhóm múa góp phần tạo nên những tiết mục thăng hoa của người nghệ sĩ.

Đêm nhạc khép lại với sự xuất hiện của nhóm Dòng thời gian và Phương Nam trong ca khúc Ở trọ. Ngày mai đêm nhạc Như cánh vạc bay có sự góp giọng ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái của cố nhạc sĩ tài hoa - Trịnh Công Sơn.

Đêm nhạc khép lại với sự xuất hiện của nhóm Dòng thời gian và Phương Nam trong ca khúc Ở trọ. Ngày mai đêm nhạc Như cánh vạc bay có sự góp giọng ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái của cố nhạc sĩ tài hoa - Trịnh Công Sơn.

Chia sẻ
Tin mới nhất